Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 73)

- Hoạt động kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro một phần là do tŕnh độ của cán bộ nhưng thực tế, các cán bộ phòng kiểm soát nội bộ tại chi nhánh đều do chi nhánh điều động, bổ nhiệm và trả lương nên những kết luận của việc kiểm tra hồ sơ tín dụng có liên quan đến ban lãnh đạo chi nhánh có phần “né tránh”, cán bộ phòng kiểm soát nội bộ làm việc chưa thực sự khách quan.

- Hiện nay, các NHTM nhà nước đã bước đầu thống kê nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và dư nợ cho vay nhóm khách hàng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 457. Tuy nhiên khó có ai thống kê được đâu là nợ xấu do phải thực hiện cho vay theo chỉ thị của các cấp lãnh đạo. Điều này là do NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng chưa xây dựng hạn mức tín dụng với từng cán bộ tín dụng, chẳng hạn cán bộ tín dụng mới được tuyển dụng thì chỉ cấp hạn mức phê duyệt tín dụng thấp. Với những cán bộ tín dụng mới vào

làm thì kinh nghiệm và hiểu biết về tín dụng là chưa nhiều nên rất có thể quyết định cấp tín dụng là thiếu căn cứ hoặc có sự tác động bên ngoài.

- Một số cán bộ tín dụng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, thẩm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ tín dụng còn bất cập, một số cán bộ không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tín dụng nhưng vẫn làm tín dụng và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước với cách làm tín dụng truyền thống đã ăn sâu, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Một số bộ phận cán bộ bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên hết và lợi dụng công việc được giao đã móc ngoặc với con nợ, lợi dụng khe hở của pháp luật để làm giàu bất hợp pháp gây thiệt hại nhiều về tài sản, tiền vốn.

- Công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp, đồng thời cán bộ tín dụng có thể khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, trong đó có thể kể đến như trung tâm thông tin tín dụng. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới theo thông lệ quốc tế lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.

- Hiện nay chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ, các thành viên trong tổ đều là các cán bộ tín dụng và phó giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trưởng, đặc biệt các thành viên trong tổ đều có liên quan đến các khách hàng có nợ xấu. Kể từ khi thành lập tổ xử lý nợ, vấn đề thu hồi nợ xấu cũng đạt được kết quả bước đầu, xong vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Điều là là do các thành viên trong tổ đều là cán bộ kiêm nhiệm, vừa là cán bộ tín dụng, thẩm định cho vay, vừa là thành viên trong tổ xử lý nợ xấu. Hơn nữa các thành viên trong tổ đều có liên quan đến các khách hàng có nợ xấu, điều này rất khó để thu hồi nợ xấu vì chính các món vay đó do thành viên trong tổ đã thẩm định cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng như NHNo&PTNT Việt Nam không có một chế độ ưu đãi gì cho các thành viên trong tổ khi thu hồi được nợ xấu.

- Bên cạnh đó nguyên nhân từ phía khách hàng như:

Nhiều khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản xuất cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là sự kéo dài trong nhiều năm, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất và nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản vay

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, nguyên nhân này làm kìm hãm hiệu quả của công tác quản lý RRTD của ngân hàng, chẳng hạn như có rất nhiều tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị chuyên dùng chưa bắt buộc phải đăng ký sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm đỗi với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất rất khó khăn ... cho nên việc chấp nhận thế chấp những tài sản đó chỉ mang tính hình thức. Tất cả những bất lợi về pháp lý đó cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đều gây khó khăn trong công tác QTRRTD đang thực thi tại chi nhánh. Do vậy, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng cần được bổ sung, chỉnh sửa đồng bộ để tạo một môi trường pháp lý tốt cho hoạt động của các ngân hàng.

Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định giá doanh nghiệp. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi, tuy nhiên thực chất lại là lỗ.

Về thủ tục xử lý tài sản thế chấp đã được quy định tại Nghị định 178 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay là giao cho tổ chức tín dụng phối hợp với các ngành chức năng xử lý nhưng trên thực tế, việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thời gian qua gặp nhiều khó khăn, phải qua nhiều ngành, nhiều cấp, thời gian xử lý quá lâu đẫn đến giá trị tài sản bị sụt giảm, nhiều lúc tài sản không còn giá trị sau một thời gian dài chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý. Vì thế, các khoản vay mặc dù có tài sản bảo đảm nhưng lại không có khả năng thu hồi.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)