Mắc nối hoặc tích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu suy diễn và ngôn ngữ datalog (Trang 35)

Nhƣ chỉ ra ở hình 2.1, một hệ cơ sở dữ liệu suy diễn có thể đƣợc mô tả bởi hai thành phần: một là hệ quản trị CSDL suy diễn và một là CSDL suy diễn. Trong CSDL suy diễn ta có cơ sở quy tắc hay IDB và cơ sở sự kiện hay EDB. Mặt khác, hai thành phần xây dựng một hệ quản trị CSDL suy diễn: Một máy suy luận và một hệ quản trị CSDL (DBMS). Máy suy luận là một máy hoạt động đƣợc xây dựng bắt nguồn từ các quy tắc và các sự kiện đƣợc lƣu trong cơ sở.

Một cách đơn giản, một hệ CSDL suy diễn có thể đƣợc biểu diễn nhƣ hai tiến trình cơ sở có sự tƣơng tác lẫn nhau thông qua một giao diện. Tiến trình thứ nhất, máy suy luận sử dụng các luật, và gọi tiến trình thứ hai, hệ quản trị CSDL quyết định dữ liệu ( sự kiện ) gì phải đƣợc tìm tiếp theo để giải quyết vấn đề đã đƣa ra. Máy suy luận mang thông tin ẩn của IDB trong khi DBMS mang thông tin rõ của EDB.

Việc thiết kế hệ quản trị CSDL kéo theo vấn đề thiết kế cách máy suy luận kết hợp với DBMS.

Việc thực hiện quản trị một cơ sở dữ liệu suy diễn cần tích hợp một máy suy luận vào một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Máy này phải có khả năng thực hiện sự suy diễn cần thiết khi truy vấn, nhìn thấy sự cập nhật, các vị từ đƣợc suy diễn.

Một chức năng tƣơng tự đối với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu suy diễn , nó có thể nhận đƣợc bằng cách mắc nối một máy suy luận với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ngƣời ta phân biệt mắc nối yếu, ở đó ngƣời dùng nhìn thấy cả hai thành phần và mắc nối mạnh, ở đó chỉ có ngôn ngữ quy tắc là đƣợc nhìn thấy. Hình 2.2 minh hoạ tính mắc nối hay tích hợp. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu suy diễn thử thực hiện tích hợp mạnh bằng cách cung cấp một ngôn ngữ định nghĩa và thao tác các kiến thức tích hợp.

Động cơ suy diễn DBMS Cơ sở dữ liệu (EDB) Cơ sở quy tắc ( IDB) ?

CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN

HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN

Việc thực hiện một hệ quản trị CSDL suy diễn tích hợp đặt ra nhiều vấn đề. Trƣớc tiên, cần phải định nghĩa một ngôn ngữ biểu diễn tri thức. Chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây ngôn ngữ DATALOG đƣợc gợi ý từ ngôn ngữ lập trình PROLOG, ngôn ngữ đã trở thành chuẩn của nghiên cứu. Tiếp theo cần phải chọn một mô hình dữ liệu bên trong để lƣu giữ các sự kiện và các quy tắc. Nhiều tiếp cận đi từ hệ quản trị CSDL quan hệ đƣợc mở rộng và đƣợc cải tiến. Một số tìm cách thực hiện hệ quản trị CSDL suy diễn từ hệ quản trị CSDL đối tƣợng tích hợp cả hai hệ. Tiếp theo cần phải đảm bảo sự cố kết các dữ liệu và các quy tắc: vấn đề tích hợp mở rộng là rất quan trọng bởi vì có khả năng suy diễn bất kỳ cái gì từ một cơ sở dữ liệu tri thức (dữ liệu + quy tắc) không cố kết. Cuối cũng cần phải trả lời câu hỏi theo cách có hiệu quả bằng cách thực hiện suy diễn từ các sự kiện và các quy tắc, không tạo ra các sự kiện không có lợi và rƣờm rà nhƣng cũng không quên trả lời. Vấn đề hiệu quả của cơ cấu suy diễn trong sự có mặt của một khối lớn các sự kiện và các quy tắc, thƣờng là đệ quy, là một vấn đề khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu suy diễn và ngôn ngữ datalog (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)