Sự trùng hợp của các ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu suy diễn và ngôn ngữ datalog (Trang 53)

Tổng kết lại, DATALOG cho phép định nghĩa các vị từ suy diễn mà các minh họa của chúng đƣợc tính bằng các ngữ nghĩa khác nhau. Các ngữ nghĩa trùng hợp đối với các chƣơng trình DATALOG chuẩn, nghĩa là không có các mở rộng nhƣ chúng ta sẽ thấy về sau. Điều đó đi đến từ sự kiện là tất cả các quy tắc DATALOG chỉ có thêm các sự kiện vào một vị từ mục đích. Nói chung, ngữ nghĩa của một chƣơng trình DATALOG không đƣợc tính toán một cách đầy đủ, nghĩa là các vị từ suy diễn không đƣợc tính toán một cách trọn vẹn. Chỉ có các sự kiện tăng (fait relevant) đƣợc tính toán để trả lời cho các câu hỏi hoặc để tác động đến các cập nhật. Một câu hỏi có thể đƣợc diễn đạt trong SQL trên một vị từ suy diễn. Nhƣng nó cũng có thể đƣợc diễn đạt giống nhƣ một quy tắc không có đầu: sự thẩm định (điều kiện)

của câu hỏi đƣợc chỉ rõ thông qua thân của quy tắc. Để đánh dấu các quy tắc hỏi (không có đầu), chúng ta thay thế dấu kéo theo bằng một dấu chấm hỏi. Nhƣ vậy, việc tìm kiếm các tổ tiên của Julie đƣợc thực hiện qua quy tắc .

?TOTIEN(x,Jule). Trong thực tế, một câu hỏi là một quy tắc với đầu ẩn cho tính toán trong kết quả chứa các biến tự do trong thân của quy tắc.

Kết luận, nếu ta so sánh DATALOG với đại số quan hệ, ta thấy rằng DATALOG cho phép định nghĩa các quy tắc và đặt các câu hỏi phức tạp có chứa các phép toán của đại số quan hệ nhƣ là phép hợp (nhiều quy tắc cùng một đầu), phép chiếu (các biến của thân quy tắc đƣợc bỏ qua trong đầu quy tắc), phép chọn (vị từ không quan hệ trong thân quy tắc) và phép nối (nhiều vị từ quan hệ trong thân quy tắc với các biến chung). DATALOG cũng cho phép đệ quy, điều đó không đƣợc đại số quan hệ cho phép. Điều đó đƣợc diễn đạt bằng sự kiện là cần phải thực hiện một vòng lặp trên phép toán Tp cho đến điểm cố định để tính toán ngữ nghĩa của một chƣơng trình DATALOG. Vòng lặp này là vô ích nếu chƣơng trình không chứa quan hệ đệ quy. Cho đến nay, DATALOG bao gồm sức mạnh của đệ quy nhƣng không hỗ trợ sự phủ định trong đệ qui. Tiếp theo, luận văn trình bày vấn đề mở rộng DATALOG với phủ định. Trƣớc hết là việc biểu diễn các thông tin phủ định nhƣ thế nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu suy diễn và ngôn ngữ datalog (Trang 53)