Giả thuyết thế giới đóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu suy diễn và ngôn ngữ datalog (Trang 55)

Cho đến giờ, chỉ các tiên đề suy diễn từ một cơ sở dữ liệu ngoại diện là các sự kiện dƣơng (không có phủ định). Để cho phép trả lời các câu hỏi phủ định (ví dụ, ai không đƣợc Nam lãnh đạo ?), cần phải bổ sung các tiên đề với các tiên đề phủ định đối với các sự kiện không xuất hiện trong cơ sở. Sự suy diễn các tiên đề phủ định này bao gồm việc xem rằng tất cả các sự kiện

vắng mặt trong cơ sở là sai đƣợc biết dƣới cái tên giả thuyết thế giới đóng.

Chúng ta đã đƣa nó ra trên logic, ở đây ta định nghĩa nó một cách chính xác hơn:

Khái niệm 2.10: Giả thuyết thế giới đóng

( CWA - Closed World Assumption )

Giả thuyết xem mọi sự kiện không ghi trong cơ sở mở rộng và không suy diễn được bằng các quy tắc là sai.

Sử dụng ví dụ 2.8, ta thấy: nếu quan hệ BO(Bo, Con) chứa các sự

kiện BO(Lan, Nam) và BO(Minh,Hai),ta suy ra:

BO(Lan, Hai), BO(Lan,Minh), BO(Lan, Lan), BO(Nam,Lan), BO(Nam, Minh), BO(Minh, Hai) ….

Giả thuyết thế giới đóng là một quy tắc mạnh để suy diễn các sự kiện phủ định. Nó giả thiết rằng một miền có thể lấy tất cá các giá trị xuất hiện trong cơ sở (miền tích cực) và tất cả các sự kiện tƣơng ứng với các giá trị không biết là sai. Để trở nên có hiệu lực, giả thuyết này cần các tiên đề phụ thêm nhƣ là tính duy nhất của các tên và tính đóng của các miền.

Trong sự có mặt của các giá trị null trong cơ sở dữ liệu, giả thiết về

thế giới đóng là rất mạnh bởi vì nó dẫn đến việc xác nhận nhƣ là sai các sự kiện không đúng. Các nhà lý thuyết nghiêng về các giả thiết tinh tế hơn, chiếu cố các giá trị null. Một biến thể của giả thuyết thế giới đóng bao gồm việc sửa đổi phƣơng pháp giải quyết cho phép trả lời cho câu hỏi bằng

giả thiết sai tất cả các sự kiện không thể chứng minh đƣợc là đúng. Phƣơng pháp này đƣợc biết nhƣ là phủ định qua thất bại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu suy diễn và ngôn ngữ datalog (Trang 55)