Khảo sát thời gian lưu

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích công cụ (Trang 55)

I- BỨC XẠ, TIA PHÓNG XẠ; C1 C6 – CATÔT A– ANÔT.

2.5.4Khảo sát thời gian lưu

CHƯƠNG 2 SẮC KÝ KHÍ (GC)

2.5.4Khảo sát thời gian lưu

Để đáp ứng yêu cầu phân tích định tính hoặc định lượng trong sắc ký khí, cần phải xác định thời gian lưu của từng hợp chất riêng biệt trong nhóm 16 hoạt chất đã đề cập ở trên. Quá trình xác định thời gian lưu được thực hiện 3 lần để tính giá trị trung bình và sai số trung bình.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch chuẩn của từng hoạt chất có nồng độ xác định. Bước 3: Tiến hành chạy sắc ký theo thứ tự dung dịch của từng hoạt chất. Bước 4: Ghi thời gian xuất hiện peak ở điểm cực đại TR cho từng hoạt chất.

Hiện nay, người ta đã sản xuất và sử dụng hàng trăm loại hóa chất bảo vệ thực vật khác nhau. Vì vậy khi xác định hàm lượng các dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cần phải có chuẩn của loại hóa chất bảo vệ thực vật đó để xác định thời gian lưu; có như vậy mới xác định chính xác hàm lượng của nó. Những thiết bị sắc ký khí hiện đại có chương trình phần mềm có khả năng lặp lại phép đo với độ chính xác cực kỳ cao; ví dụ: với một hoạt chất chuẩn, máy có thể ghi đo 3 lần và đưa ra kết quả 03 sắc độ hoàn toàn trùng nhau. Trong trường hợp phát hiện chất lạ mà không có chuẩn thì cần phải có sự phối hợp sắc ký khí và khối phổ GC – MS hoặc phổ hồng ngoại GC – FT – IR để xác định cấu trúc phân tử, từ đó mới có khả năng định tên của nó được.

Ví dụ: Khảo sát thời gian lưu của 7 thuốc trừ sâu theo chế độ hoạt động của GC/ECD. Điều kiện chạy thiết bị như sau:

- Nhiệt độ injector: 2700C

- Nhiệt độ cột: ban đầu 800C giữ 0,5 phút sau đó tăng lên 100C/phút đến 2800C, giữ ở nhiệt độ 2800C trong 29.5 phút.

- Nhiệt độ detector: 3000C. - Chạy ở chế độ đẳng áp 28 Kpa. - Tỷ số chia: 1.0.

- Lưu lượng dòng make-up: 28 ml/phút. - Current: 1.00 nA.

- Tổng dòng 12.4ml/phút. - Column flow: 4.7ml/phút. - Loại cột mao quản SPB-608.

- Cách tiến hành: Lấy chính xác 1µl từng hoạt chất chuẩn đơn đã pha chế sẵn

trong bảng 3.2, tiến hành chạy GC cho từng hoạt chất (mỗi hoạt chất được bơm 3 lần). Thời gian lưu (Tr) của các hoạt chất được trình bày trong bảng sau:

Hoạt chất Thời gjan lưu Tr (phút) Tr trung bình và sai số (phút) Lần 1 Lần 2 Lần 3

Chlorothalonil 16.938 17.000 16.957 16.965 ± 0.079 Alachlor 17.225 17.229 17.235 17.230 ± 0.013 Metolachlor 18.000 18.086 18.047 18.044 ± 0.107 Fipronil 18.373 18.376 18.38 18.376 ± 0.009 Chlorfluazuron 20.168 20.074 20.103 20.115± 0.120 Cypermethrin 30.926 30.837 30.931 30.898 ± 0.131

Bảng 2.2: Thời gian lưu của 7 HCBVTV (Ghi chú: tính sai số với giá trị độ tin cậy 95%)

Riêng cypermethrin có 2 peak ở gần. Sau đây là sắc ký đồ thời gian lưu của các hoạt chất:

Hình 2.13: Các sắc ký đồ thời gian lưu của 7HCBVTV khảo sát

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích công cụ (Trang 55)