Phương pháp đồ thị chuẩn

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích công cụ (Trang 28)

I- BỨC XẠ, TIA PHÓNG XẠ; C1 C6 – CATÔT A– ANÔT.

1.4.2.1.Phương pháp đồ thị chuẩn

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp ba mẫu đầu. Vì nguyên tắc của phương pháp này là người ta dựa vào phương trình cơ bản của phép đo là D = K.C và một dãy mẫu đầu (ít nhất là ba mẫu đầu) để dựng một đường chuẩn và sau đó nhờ đường chuẩn này và giá trị Dλ để xác định nồng độ CX của nguyên tố cần phân tích trong mẫu đo phổ, rồi từ đó tính được nồng độ của nó trong mẫu phân tích.

Do đó trước hết người ta phải chuẩn bị một dãy mẫu đầu, dãy mẫu chuẩn (thông thường là 5 mẫu đầu) và các mẫu phân tích trong cùng một điều kiện. Ví dụ : các mẫu đầu có nồng độ của nguyên tố X cần xác định là : C1, C2, C3, C4, C5, và mẫu phân tích là CX1, CX2, ... Sau đó chọn các điều kiện phù hợp và đo cường độ của một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố phân tích trong tất cả các mẫu đầu và mẫu phân tích đã được chuẩn bị ở trên. Ví dụ ta thu được các giá trị cường độ tương ứng với các nồng độ đó là D1, D2, D3, D4, D5 và DX1, DX2, ... Bây giờ trên hệ tọa độ D – C theo các điểm có tọa độ (C1D1), (C2D2), (C3D3), ... ta sẽ dựng được một đường biểu thị mới quan hệ D – C. Đó chính là đường chuẩn của phương pháp này. Tiếp đó nhờ đường chuẩn này và các giá trị Dλ chúng ta dễ dàng xác định được nồng độ CX. Công việc cụ thể là đem các giá trị DX đặt lên trục tung D của hệ tọa độ, từ đó kể đường song song với trục hoành C,

đường này sẽ cắt đường chuẩn tại điểm M, từ điểm M ta hạ đường vuông góc với trục hoành và nó cắt trục hoành tại điểm CX. CX đây chính là nồng độ phải tìm .

Hình 1.10 : Đồ thị chuẩn của phương pháp đường chuẩn.

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và rất thích hợp với mục đích phân tích hàng loạt mẫu của cùng một nguyên tố, như trong kiểm tra chất lượng thành phẩm, kiểm tra nguyên liệu sản xuất. Vì mỗi khi dựng một đường chuẩn chúng ta có thể xác định được nồng độ của một nguyên tố trong hàng trăm mẫu phân tích. Đó là ưu điểm của phương pháp này. Song trong nhiều trường hợp chúng ta không thể chuẩn bị được một dãy mẫu đầu thỏa mãn các điều kiện đã quy định cho phương pháp này (đã trình bày trong mục 1.4.1.2) nên không xác định được đúng đắn vị trí của đường chuẩn và như thế tất nhiên kết quả phân tích sẽ mắc sai số lớn. Nghĩa là khi mẫu phân tích có thành phần phức tạp và chúng ta chưa biết chính xác thì không thể chuẩn bị được một dãy mẫu đầu đúng đắn. Nên sẽ bị ảnh hưởng của nền, của thành phần của mẫu. Đó chính là nhược điểm của phương pháp này. Trong những trường hợp như thế, tốt nhất là dùng phương pháp thêm tiêu chuẩn để xác định nồng độ của nguyên tố phân tích trong mẫu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích công cụ (Trang 28)