Cơ sở lý thuyết của sắc ký khí cột mao quản

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích công cụ (Trang 45)

I- BỨC XẠ, TIA PHÓNG XẠ; C1 C6 – CATÔT A– ANÔT.

CHƯƠNG 2 SẮC KÝ KHÍ (GC)

2.3.4 Cơ sở lý thuyết của sắc ký khí cột mao quản

Về cơ bản không có sự khác biệt có tính nguyên tắc giữa sắc ký khí cột mao quản và sắc ký khí cột nhồi. Tuy nhiên, do việc không sử dụng chất nhồi cột (dưới dạng chất mang có tẩm pha tĩnh) nên đường đi của dòng khí mang tự do hơn (không có sự chênh lệch lớn giữa áp suất đầu cột với áp suất cuối cột). Chính vì vậy có sự thay đổi trong các phương trình cơ bản để đánh giá cột tách so với trường hợp sắc ký cột nhồi.

Phương trình Van Deemter với sắc ký khí cột mao quản sẽ được viết như sau: ( 1 s)

B

h C C U

U

= + + Phương trình Golay

Trong đó: C1 và CS đặc trưng cho sự cản trở đối với quá trình vận chuyển chất từ pha động sang pha tĩnh cũng như theo chiều ngược lại.

So sánh phương trình Van Deemter với phương trình Golay dễ dàng nhận thấy đại lượng A trong sắc ký mao quản không còn tồn tại nữa. Lý do là vị đại lượng A đại diện cho sự khuếch tán tán xạ do quá trình nhồi cột và chất mang quyết định; còn đại lượng B đặc trưng cho sự khuếch tán phân tử trong pha khí.

Từ phương trình Golay, dễ thấy rằng độ cao của một đĩa lý thuyết sẽ giảm (cùng đồng nghĩa với việc tăng năng suất cột tách) khi:

− Giảm độ dày của lớp phim pha tĩnh.

− Giảm nhiệt độ cột tách

− Giảm đường kính cột tách

− Sử dụng khí mang với độ nhớt thấp

− Tốc độ khí mang trung bình đạt giá trị tối ưu.

Trong thực tế, không thể đồng thời cùng đạt một lúc giá trị tối ưu đối với tất cả các thông số thực nghiệm mà phải chọn một sự dung hòa nào đó vì cột sắc ký mao quản là do hãng sản xuất cung ứng, độ dày của lớp phim pha tĩnh là cố định. Vì vậy phải khảo sát các thông số khác theo chiều dày lớp phim này mà không thay đổi độ dày của lớp phim được.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích công cụ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w