Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho xí nghiệp thoát nước buôn ma thuột (Trang 31)

kiện nhân tạo

Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật. Bể lọc sinh học gồm các phần chính như sau: phần chứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều lên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu và dẩn nước sau khi lọc, hệ thống phân phối khí cho bể lọc. Quá trinh oxy hoá chất thải trong bể lọc sinh học diển ra giống như trên cánh đồng lọc nhưng với cường độ lớn hơn nhiều. Màng

vi sinh vật đã sử dụng và xác vi sinh vật chết theo nước trôi khỏi bể được tách khỏi nước thải ở bể lắng đợt 2. Để đảm bảo quá trình oxy hoá sinh hoá diễn ra ổn định, oxy được cấp cho bể lọc bằng các biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo. Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựa Plastic, xỉ vòng gốm, đá Granit…

Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – Bể Aerotank là bể chứa hổn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N , P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục.

1.2. Tổng quan về công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk 1.2.1. Giới thiệu về công ty 1.2.1. Giới thiệu về công ty

Căn cứ vào quyết định số 732/1999 QĐ-UB ngày 09/04/1999 của UBND Tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Công ty Quản lý đô thị và vệ sinh Môi trường, trên cơ sở hợp nhất giữa xí nghiệp chế biến phân bón Buôn Ma Thuột và Công ty Công trình đô thị.

Căn cứ Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 04 tháng 07 năm 2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc phê duyệt Điều lệ, phương án chuyển đổi Công ty Quản lý đô thị & và Vệ sinh môi trường thành Công ty TNHH một thành viên Quản lý đô thị & Môi trường Đắk Lắk, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

Căn cứ Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Điều lệ, phương án chuyển đổi Công ty TNHH MTV Quản lý đô thị & môi trường Đắk Lắk thành Công ty TNHH MTV Đô thị & Môi trường Đắk Lắk, công ty chính thức đổi tên ngày 01/10/ 2012.

Địa chỉ 01 Đào Duy Từ, phường Thống Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk (DAKURENCO) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng, có mã số thuế, được mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch.

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, UBND thành phố Buôn Ma Thuột cũng như sự quan tâm hỗ trợ của các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty1.2.2.1. Chức năng 1.2.2.1. Chức năng

Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo luật doanh nghiệp, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao trong các lĩnh vực sau:

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho xí nghiệp thoát nước buôn ma thuột (Trang 31)