CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho xí nghiệp thoát nước buôn ma thuột (Trang 46)

CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống xử lý nước thải của xí nghiệp thoát nước Buôn Ma Thuột.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp lấy mẫu 2.2.1.Phương pháp lấy mẫu

Trong quá trình phân tích việc lấy mẫu là khâu quan trọng đầu tiên. Nếu lấy mẫu không đúng quy cách thì sẽ dẫn đến kết quả phân tích sai lệch và ảnh hưởng đến sự đánh giá chất lượng nước thải. Vô tình đánh giá sai thực trạng về chất lượng nước hoặc kết quả phân tích có thể vượt quá tiêu chuẩn quy định. Để tránh được điều này đòi hỏi người phân tích tuân thủ đầy đủ kỹ thuật lấy mẫu.

2.2.1.1.Dụng cụ lấy mẫu

Can, thùng nhựa có nút kín, chai, lọ bình (thủy tinh hay nhựa) có nút kín.

Các chai lấy mẫu cần được dán nhã ghi đầy đủ các chi tiết: địa điểm, ngày, giờ, tên người lấy mẫu, kết quả đo được tại chỗ nhận xét sơ bộ, màu sắc, mùi vị, ngoại cảnh, vị trí lấy mẫu. Ghi rõ công trình, xí nghiệp lấy mẫu.

Trước khi lấy mẫu dụng cụ cần phải rửa sạch và được tráng rửa kỹ bằng nước cất. Khi lấy mẫu cần tráng rửa bình lấy mẫu 2 đến 3 lần bằng dung dịch mẫu. Cần lưu ý là chai lấy mẫu không đựng các chất lỏng khác.

2.2.1.2.Vị trí, tần suất, thời gian lấy mẫu a. Vị trí lấy mẫu

Nước thải đầu vào: mẫu lấy tại hố gom nước thải, trước song chắn rác tại Xí nghiệp thoát nước Buôn Ma Thuột.

Nước thải đầu ra: lấy mẫu tại cử xả thải, sau hồ làm thoáng tại Xí nghiệp thoát nước Buôn Ma Thuột.

Mẫu nước được lấy thể tích tối thiểu 500 ml và được đựng đầy chai (không có khoảng trống không khí).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho xí nghiệp thoát nước buôn ma thuột (Trang 46)