Xử lý bùn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho xí nghiệp thoát nước buôn ma thuột (Trang 74)

Hình 3.6: Bùn dưới đáy hồ kỵ khí sau khi tháo cạn hồ

Các hồ kỵ khí cần được tháo bùn theo định kỳ khoảng 2-4 năm/lần. khi tính toán thiết kế NMXL, đội ngũ thiết kế đã tính toán kỹ phương án tháo bùn sao cho dễ thực hiện, dễ kiểm soát nhất.

Việc tháo bùn được thực hiện qua các bước sau:

Cô lập hồ muốn tháo bùn bằng cách đóng van chặn ở hố phân chia lưu lượng SB1.

Hạ mực nước trong hồ bằng cách vận hành trạm bơm tháo khô. Nước thải sẽ được bơm đến hố SB1, sau đó chảy qua hồ kỵ khí không bị cô lập.

Ngừng bơm khi thấy nước trong hồ đã được tháo nước đến mực bùn.

Phơi bùn ngay tại đáy hồ kỵ khí (đáy bê tong).

Xới bùn, trộn bùn (làm phân sau này), v.v ngay tại đáy hồ.

Lưu tạm bùn/phân trộn tạm thời tại khuôn viên NMXL.

Sử dụng bùn sau khi phơi làm phân bón cho nông nghiệp.

Hình 3.7: Thác tạo khí

Thác tạo khí CA1 được bố trí trước đường dẫn vào các hồ xử lý sinh học giai đoạn 1 (F1-1 và F2-1), CA2 được bố trí trước đường dẫn vào các hồ sinh học giai đoạn 2 (F1-2 và F2-2). Mỗi thác tạo khí được phân thành hai phần song song, mỗi phần có 16 bậc, mỗi bặc được trang bị đường ống để thu nhận khí và đường ống để tháo nước. Khi nước chảy qua các bậc cấp này sẽ thu nhận them oxy, làm tăng hiệu quả cho qui trình kế tiếp.

3.1.3.5. Hồ sinh học kết hợp (F1-1, F1-2 và F2-1, F2-2)

Từ các hồ kỵ khí nước đã được xử lý được tự chảy dẫn theo đường ống sang thác làm thoáng đầu tiên (đường ống dẫn bằng HDPE D700 chôn ngầm dưới đất), tại đây nước được rơi qua 16 bậc nhằm cho phép ôxy hoà tan vào nước trước khi đến hồ kế tiếp trong các chuỗi hồ đó là Hồ Sinh học.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho xí nghiệp thoát nước buôn ma thuột (Trang 74)