Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Bảo hiểm Ngân

Một phần của tài liệu ChChất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Trang 58)

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.2.1. Nguồn hình thành vốn đầu tư

Theo Điều 3 Quy chế đầu tư tài chính ban hành kèm theo quyết định số 047/QĐ - HĐQT ngày 08/3/2011 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư được hình thành từ: Vốn điều lệ đã góp, Nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, Lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại , Nguồn vốn khấu hao tài sản cố định chưa sử dụng, Vốn nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân, Vốn vay và Vốn khác theo quy định của Pháp luật. Để hiểu rõ hơn ta sẽ phân chia nguồn vốn đầu tư của BIC thành 3 nhóm chính là: Vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn điều lệ đã góp, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại); Các khoản dự phòng nghiệp vụ (là nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm) và Vốn khác (bao gồm các loại còn lại). Qua số liệu trên báo cáo tài chính của BIC từ năm 2008 đến năm 2011 ta có bảng 2.6 về nguồn hình thành vốn đầu tư của BIC trong 4 năm cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Nguồn hình thành vốn đầu tƣ của BIC

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1.Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 443.440 518.681 680.273 749.898

2.Các khoản dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 158.812 177.138 252.420 298.101

3. Nguồn khác 1,014.351 827.437 1,322.724 524.822

4.Tổng nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng) 1,616.603 1,523.256 2,237.402 1,572.821

5. Tỷ trọng VCSH trong tổng vốn đầu tư (%) 27.4 34.1 30.4 47.7

6.Tỷ trọng DPNV trong tổng vốn đầu tư (%) 9.8 11.6 11.3 19

7. Tỷ trọng nguồn khác trong tổng vốn đầu tư (%) 62.8 54.3 58.3 33.3

8.Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư (%) - (5.8) 46.9 (29.7)

(Nguồn báo cáo tài chính của BIC từ 2008-2011)

Từ số liệu bảng 2.6 ta thấy quy mô nguồn vốn đầu tư của BIC trong giai đoạn 2008 - 2011 tăng giảm không ổn định, nguyên nhân chính là do sự thay đổi của các nguồn khác hay chính là nguồn từ hoạt động ủy thác đầu tư. Như chúng ta đã biết nguồn vốn đầu tư hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có vai trò và đặc điểm tùy thuộc vào mỗi công ty. Ở BIC, do điều kiện là một công ty mới hoạt động, quy mô vốn chưa lớn nên tỷ trọng các nguồn cũng sẽ biến động thường xuyên cụ thể như sau:

a. Nguồn vốn chủ sở hữu

Hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của BIC. Do điều kiện cạnh tranh của thị trường đòi hỏi việc tăng vốn điều lệ qua các năm làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân qua các năm tại BIC đạt khoảng 18%. Riêng tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của năm 2010 so với 2009 là lớn nhất đạt 31% do năm 2010 là năm mà BIC cổ phần hóa thành công và nâng cao vốn chủ sở hữu của mình.Tại 31/12/2011, tổng vốn chủ sở hữu đạt 749.898 tỷ đồng, chiếm tới 47.7% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn tự có của doanh

nghiệp bảo hiểm nên sự kiểm soát của pháp luật không chặt chẽ như đối với nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ. Bởi vậy, sự gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu sẽ không chỉ nâng cao tiềm lực tài chính đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao hơn.

b. Dự phòng nghiệp vụ

Một nguồn vốn đầu tư cũng rất quan trọng đó là từ quỹ dự phòng nghiệp vụ. Quỹ quỹ dự phòng nghiệp vụ được trích lập nhằm chi trả cho những trách nhiệm sẽ phát sinh trong tương lại từ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Thông thường phí bảo hiểm thu được càng nhiều thì quỹ quỹ dự phòng nghiệp vụ càng lớn, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm càng dồi dào. Chính vì vậy việc thu hút phí bảo hiểm thực chất là hoạt động huy động vốn tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Với kết quả kinh doanh bảo hiểm đáng ghi nhận thể hiện trong bảng 2.5 với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bình quân của BIC 30%. Vì vậy, quỹ quỹ dự phòng nghiệp vụ của BIC tăng nhanh chóng đạt gần 1048 tỷ đồng vào năm 2011.

Các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay bắt buộc phải trích lập 03 quỹ quỹ dự phòng nghiệp vụ là dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn. Tình hình trích lập chi tiết của các loại dự phòng như sau:

Bảng 2.7: Quỹ dự phòng nghiệp vụ của BIC giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng Ch tiêu S tin 2008 T 2009 2010 2011 trng % S tin trTng S tin trTng S tin trTng % DP phí 85.37 53.76 99.978 56.44 159.3 63.11 190.128 63.78 DP bồi thường 63.489 39.98 58.167 32.84 64.586 25.59 67.332 22.59 DP dao động lớn 9.953 6.27 18.993 10.72 28.534 11.30 40.641 13.63 Tng DPNV 158.812 100 177.138 100 252.42 100 298.101 100

Bảng 2.7 cho thấy cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu phí bảo hiểm, quỹ dự phòng nghiệp vụ của BIC cũng liên tục tăng. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dự phòng nghiệp vụ và liên tục gia tăng là dự phòng phí (tại 31/12/2011, dự phòng phí là 190.128tỷ đồng - chiếm 63.78% tổng DPNV). Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì số trích lập dự phòng phí tỷ lệ thuận với quy mô doanh thu phí giữ lại. Dự phòng bồi thường cũng liên tục tăng và tại 31/12/2011 là 67.332 tỷ đồng - chiếm 22.59% tổng dự phòng nghiệp vụ. Dự phòng dao động lớn cũng liên tục tăng vì giai đoạn 2008 - 2011 không có nhiều biến động trong các khoản chi bồi thường cho các tổn thất lớn xảy ra trong năm. Đến 31/12/2011, dự phòng dao động lớn đã tăng lên 40.641 tỷ đồng.

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chỉ được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đầu tư. Phần vốn này tối đa là 75% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ. Phần còn lại (tối thiểu là 25%) dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ và chỉ được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Tuy việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bị các giới hạn rất chặt chẽ của pháp luật nhưng đây là một nguồn vốn đầu tư vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm càng phát triển thì quy mô nguồn này càng lớn và càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư.

c. Nguồn khác

Bên cạnh việc sử dụng 2 nguồn vốn cơ bản để đầu tư thì BIC cũng có một lợi thế cạnh tranh đó là nguồn vốn ủy thác lớn từ tập đoàn tài chính BIDV. Giai đoạn 2008 - 2011, nguồn từ ủy thác đầu tư chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, mà ủy thác này là do Ngân hàng BIDV ủy thác đầu tư. Đây cũng là một động thái tích cực từ phía ngân hàng BIDV nhằm nâng cao năng lực đầu tư cho BIC và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

để cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Theo bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng của nguồn này chiếm gần 2/3 tổng nguồn đầu tư năm 2008 và có xu hướng giảm dần, đến năm 2011, tỷ trọng chỉ còn lại trên 30%. Điều này cũng dễ hiểu vì một khi BIC đã đi vào hoạt động bình thường, thì nguồn từ ủy thác cũng phải được BIDV giảm dần, thay vào đó là các nguồn khác như từ vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nghiệp vụ.

2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư của BIC

Lịch sử tồn tại ngành bảo hiểm từ nhiều nước trên thế giới đã cho thấy nhiều doanh nghiệp bảo hiểm bị mất khả năng thanh toán và phá sản do những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư. Vì vậy, hiệu quả và thành công trong lĩnh vực đầu tư được coi là một trong những mục tiêu then chốt trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

a. Giá trị đầu tư thực tế của BIC

Qua phân tích phần trên cho thấy trong giai đoạn vừa qua, với nguồn vốn đầu tư lớn và tăng trưởng mỗi năm tới năm 2011 tổng nguồn vốn có thể đem đi đầu tư trên 1,500 tỷ đồng, khẳng định vai trò quan trọng của BIC trên thị trường đầu tư tài chính. Điều này cũng đặt trách nhiệm nặng nề trong việc tìm kiếm các dự án đầu tư đảm bảo các mục tiêu đề ra “tăng trưởng và hiệu quả” cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của BIC.

Bảng 2.8: Giá trị đầu tƣ thực tế trở lại nền kinh tế của BIC

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1. Giá trị đầu tư trở lại (tỷ đồng) 1,250.306 1,424.106 2,040.906 1,422.214

2. Tổng nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng) 1,616.603 1,523.256 2,237.402 1,572.821

3. Tốc độ tăng của giá trị đầu tư trở lại (%) - 21.9 33.9 (25.9)

4. Tỷ lệ giá trị ĐT trở lại/Tổng NVĐT (%) 77.3 93.4 91.2 90.4

Số liệu bảng 2.8 cho thấy, giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của doanh nghiệp tăng, giảm không đều qua các năm, tuy nhiên giá trị này có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 - 2010 đạt khoảng 26%, chỉ riêng năm 2011, do nguồn vốn thay đổi nên giá trị của nguồn vốn lẫn giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế đều giảm. Giá trị đầu tư thực tế năm 2010 đạt 2,040.906 tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm, điều này cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ của các cổ đông cho BIC khi doanh nghiệp này cổ phần hóa.

Bảng 2.8 cũng cho thấy nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của BIC đạt cao nhất là 93%. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ lệ đầu tư trở lại nền kinh tế bình quân những năm gần đây chỉ đạt khoảng 85%, bởi vì các doanh nghiệp bảo hiểm không thể sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư vì một phần vốn chủ sở hữu phải sử dụng để xây dựng văn phòng, mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ hoạt động kinh doanh, còn đối với quỹ dự phòng nghiệp vụ thì về nguyên tắc có thể đầu tư hết nhưng doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể đầu tư được toàn bộ quỹ dự phòng nghiệp vụ vì một phần phí được giữ lại để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên hoặc nợ đọng phí bảo hiểm của khách hàng, đại lý bảo hiểm hoặc các công ty thành viên. Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu, BIC còn sử dụng nhiều từ nguồn vốn ủy thác mà chủ yếu là từ BIDV để đầu tư nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ủy thác này có thể làm cho công ty phụ thuộc vào các bên ủy thác mà chưa chủ động được từ nguồn vốn chủ và dự phòng từ công ty. Đó là lý do khi nguồn ủy thác giảm mạnh, nó tác động rất lớn đến nguồn vốn đầu tư và giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của BIC dẫn đến năm 2011 có tốc độ tăng trưởng là âm.

b. Cơ cấu đầu tư

Trong điều kiện thị trường bảo hiểm Việt Nam mở cửa và ngày càng cạnh tranh gay gắt thì kết quả hoạt động đầu tư quyết định sự tồn tại và phát

triển của các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vây, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phải đặt mục tiêu hưởng lợi như mục tiêu quan trọng bên cạnh mục tiêu dự trữ và thanh khoản tức là phải chú trọng các công cụ dài hạn và lãi suất cao. BIC cũng áp dụng những nguyên tắc trong đầu tư tài chính dành cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ để thực hiện đầu tư, trước tiên đó là thực hiện danh mục đầu tư theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định về đầu tư tài chính của BIC.

Chúng ta thấy danh mục đầu tư tại BIC được phân bổ đa dạng vào các hình thức quy định, mỗi hình thức chiếm tỷ trọng đáng kể theo bảng 2.9.

Xét về cơ cấu danh mục đầu tư theo loại hình tài sản

Trong những năm gần đây BIC tập trung vào hình thức gửi tiền ngân hàng và mua trái phiếu chính phủ. Hai hình thức đầu tư gián tiếp này có độ rủi ro thấp vì tính thanh khoản cao đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả thường xuyên của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, lãi suất của hai loại hình đầu tư này không cao vì vậy bộ phận đầu tư BIC đang nỗ lực để chuyển sang những hình thức đầu tư khác để phù hợp hơn nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, cân bằng giữa mục tiêu an toàn vốn và sinh lời.

Qua bảng số liệu 2.9 cũng cho thấy hình thức gửi tiền ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, qua các năm thì tỷ lệ này vẫn tăng, điều này cho thấy BIC vẫn chọn giải pháp an toàn nhất và có tính thanh khoản cao nhất làm hình thức đầu tư chính cho mình. Tỷ lệ gửi tiền tại ngân hàng của BIC đạt từ 67% - 83% qua các năm, bên cạnh hình thức gửi ngân hàng, BIC còn tập trung vào mua trái phiếu cả chính phủ và của các công ty có uy tín. So với tiền gửi ngân hàng thì trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty có lãi suất cao hơn, độ thanh khoản đang dần được cải thiện nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua 4 năm 2008 - 2011, ta thấy tỷ lệ đầu tư vào cả 2 loại trái phiếu chiếm bình quân khoảng 10% tổng số tiền đầu tư. Đây là một tỷ lệ khá an toàn đối với BIC. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay tính thanh khoản của

trái phiếu chính phủ còn thấp. Đối với các doanh nghiệp mua trái phiếu chủ yếu để giải quyết tình trạng ứ đọng vốn hoặc đầu tư dài hạn. Do thị trường tiền tệ Việt Nam chưa phát triển nên việc mua bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty đem lại hiệu quả chưa cao.

Cho vay và uỷ thác đầu tư cũng được BIC lựa chọn tuy với tỷ trọng không lớn. Ở BIC có một thế mạnh đó là công ty con của BIDV nên có quan hệ tốt với các thành viên trong cùng hệ thống, nơi có thể huy động vốn thông qua hình thức ủy thác đầu tư. Tuy nhiện với tỷ lệ ủy thác đầu tư trên cũng là một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng của BIC.

Cũng từ năm 2008, BIC bắt đầu tham gia loại hình góp vốn đầu tư, đây cũng là hình thức đầu tư chiếm tỷ trọng không nhỏ đối với BIC. Năm 2008, tỷ trọng hình thức này chiếm lớn nhất đạt trên 7%, các năm khác giữ ở mức bình quân 5% mỗi năm và có xu hướng giữu tỷ trọng ổn định. Loại hình này có khả năng sinh lời cao nhưng mức độ rủi ro cũng không nhỏ đòi hỏi khâu thu nhập thông tin và thẩm định dự án phải được thực hiện kỹ lưỡng với trình độ chuyên môn cao. Tính đến cuối năm 2011 BIC đã góp vốn đối với công ty cổ phần Vinaconex - Viettel, Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ năng lượng BIDV đặc biệt góp vốn vào Liên doanh Việt Lào với tư cách cổ đông sáng lập, với tổng số vốn là 71 tỷ đồng, cao nhất là năm 2009 với gần 98 tỷ đồng. Các dự án đầu tư góp vốn của BIC chủ yếu tập trung vào các đối tác cũng như công ty của BIDV, độ phân tán rủi ro và đa dạng hóa các dự án đầu tư cũng chưa cao. Điều này cũng dễ hiểu về BIC là một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn chưa có nên BIC lựa chọn những phương thức đầu tư an toàn.

Bảng 2.9: Bảng cơ cấu danh mục đầu tƣ của BIC

Một phần của tài liệu ChChất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)