Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ChChất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Trang 27)

chính, đem đến cho công chúng một sự lựa chọn tài chính khác bên cạnh các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong hoạt động này, doanh nghiệp bảo hiểm phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại nên cũng gặp phải nhiều khó khăn. Hơn nữa, tính lỏng của các khoản cho vay trong điều kiện thị trường mua bán nợ chưa phát triển như ở nước ta là rất thấp, do vậy thường không phù hợp với các khoản đầu tư từ quỹ dự phòng ở các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ luôn có nhu cầu tiền mặt lớn.

Một hình thức cho vay phổ biến thường được các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện là repo trái phiếu - tức là cho vay có bảo đảm bằng trái phiếu.

Ngoài những hình thức đầu tư cơ bản kể trên, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư ở một số hình thức khác tùy theo quy định của từng nước và sự phát triển của thị trường tài chính như các chứng khoán phái sinh, vàng, ngoại tệ.

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt tại các thị trường bảo hiểm chưa phát triển, chủ yếu các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh thông qua hạ phí bảo hiểm. Thực tế này khiến hoạt động kinh doanh bảo hiểm có lợi nhuận rất thấp thậm chí còn thua lỗ. Nguồn thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính thường là nguồn lợi nhuận chính tại các doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vậy, hiệu quả hoạt động đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp bảo hiểm.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:

1.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. Nhưng suy cho cùng, mọi sự đầu tư đều có mục đích lớn nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn để đầu tư chính là hiệu suất sinh lời của đồng vốn tức là một đồng vốn bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh nghiệp bảo hiểm cũng là một tổ chức hạch toán kinh doanh trên thị trường nên doanh nghiệp phải tính toán sao cho một đồng vốn đầu tư bỏ ra phải thu được nhiều lợi nhuận nhất. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư là chỉ tiêu quan trọng phản ánh nội dung này.

Tỷ suất

lợi nhuận đầu tư =

Lợi nhuận đầu tư tài chính (1) Tiền & tài sản đầu tư bình quân trong kỳ

Trong đó:

Tiền & tài sản đầu tư bình quân trong kỳ =

Tiền & tài sản đầu tư đầu kỳ + cuối kỳ 2

Tài sản

đầu tư =

Đầu tư tài chính ngắn hạn +

Đầu tư tài chính

dài hạn +

Ký quỹ, ký cược dài hạn

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng vốn vay để đầu tư thì có thể trừ nguồn vốn vay khỏi mẫu số của công thức (1) để xác định mức độ sinh lời từ nguồn vốn đầu tư của bản thân doanh nghiệp

1.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của chủ sở hữu tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động đầu tư trong kỳ tính toán

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư

trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận đầu tư

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

Trong đó:

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + cuối kỳ)/2 Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn đầu tư rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa giúp chủ sở hữu của một doanh nghiệp bảo hiểm so sánh, đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp cùng ngành khác để đưa ra quyết định bổ sung vốn hoặc thoái vốn đầu tư.

1.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản của doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trong kỳ tính toán.

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân trong kỳ

Trong đó:

Tổng tài sản bình quân trong kỳ = (Tổng tài sản đầu kỳ + cuối kỳ)/2 Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa đối với nhà quản trị doanh nghiệp bảo hiểm khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp cùng ngành và thuộc các ngành nghề khác.

1.2.4.4. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận đầu tư tài chính( ĐTTC)

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính qua các năm của DNBH.

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ĐTTC =

Lợi nhuận ĐTTC kỳ báo cáo

- 1 x 100(%) Lợi nhuận ĐTTC kỳ liền trước

Một phần của tài liệu ChChất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)