2.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm mà công ty cung cấp
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, có chức năng kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, và hoạt động đầu tư cụ thể như sau:
Lĩnh vực kinh doanh thứ nhất của BIC là các sản phẩm phi nhân thọ: Đây là hoạt động chính của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai được hơn
70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh khác nhau thể hiện qua bảng 2.2: Bảng 2.2: Các nghiệp vụ bảo hiểm tại BIC năm 2011
STT Nghiệp vụ bảo hiểm STT Nghiệp vụ bảo hiểm
1 Bảo hiểm tài sản 5 Bảo hiểm trách nhiệm 2 Bảo hiểm kỹ thuật 6 Bảo hiểm hàng hoá
3 Bảo hiểm tai nạn con người 7 Bảo hiểm tàu
4 Bảo hiểm xe cơ giới 8 Bảo hiểm khác
Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bancassurancare, bảo hiểm tài chính, Bank - net. Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm xe cơ giới. Có thể tham khảo phân chia phí bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ qua các năm như bảng 2.3.
Để dễ hình dung hơn về việc phân chia phí bảo hiểm thì nhìn vào số liệu năm 2011 ở bảng 2.3 ta có thể cụ thể hóa qua biểu đồ 2.1.
Hình 2.2: Biểu đồ phân chia phí bảo hiểm theo loại hình kinh doanh năm 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIC năm 2011)
Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy: BIC đã triển khai được các nghiệp vụ bảo hiểm chính với nhiều loại hình bảo hiểm, điều này cho thấy công ty đã kế thừa tốt kinh nghiệm của công ty liên doanh trước đó, và nhanh chóng triển khai được một hệ thống các sản phẩm tương đối đầy đủ và đa dạng nhằm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Trong số các nghiệp vụ triển khai của BIC, giai đoạn 2008 - 2011 tỉ trọng của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại chiếm tỉ lệ lớn nhất chiếm lớn nhất bình quân khoảng 38% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc, và nghiệp vụ này cũng là thế mạnh của BIC trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảng 2.3: Phân chia phí bảo hiểm theo loại hình giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: tỷ đồng
STT Loại nghiệp vụ 2008 2009 2010 2011 DT % DT % DT % DT %
1 Tài sản và thiệt hại 110.280 40.95 128.517 34.73 163.034 32.26 235.361 37.73 2 Xe cơ giới 72.751 27.02 111.000 29.99 154.219 30.51 183.217 29.37 3 Thân tàu và TNDS chủ tàu 24.367 9.05 47.923 12.95 66.084 13.07 48.384 7.76 4 Cháy nổ 25.937 9.63 37.780 10.21 51.312 10.15 62.026 9.94 5 Hàng hóa vận chuyển 17.744 6.59 19.736 5.33 30.992 6.13 31.283 5.01 6 Sức khỏe và tai nạn con người 15.727 5.84 20.839 5.63 27.580 5.46 35.235 5.65 7 Trách nhiệm chung 1.161 0.43 2.870 0.78 8.641 1.71 4.599 0.74 8 Hàng không 0.000 0.00 0.716 0.19 0.626 0.12 21.408 3.43 9 Thiệt hại kinh doanh 1.292 0.48 0.697 0.19 2.957 0.59 2.102 0.34 10 Tín dụng và rủi ro tài chính 0.034 0.01 0.004 0.00 0.003 0.00 0.206 0.03
Tổng cộng 269.290 100 370.080 100 505.448 100 623.821 100
Tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 - 2011, nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại kinh doanh có tỉ trọng không đáng kể, bình quân chỉ đạt khoảng 0.6%. Qua bảng số liệu 2.3 chúng ta cũng thấy được sự biến động trong cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm giai đoạn 2008 - 2011 không thay đổi nhiều, BIC tiếp tục khai thác các nghiệp vụ thế mạnh của mình như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xe cơ giới, bên cạnh đó, BIC cũng đẩy mạnh khai thác ở các nghiệp vụ bảo hiểm khác, khiến tổng doanh thu phí tăng nhanh. Nhìn chung BIC vẫn duy trì được tốc độ phát triển với sự tăng tốc về doanh thu cũng như giữ vững được tỷ trọng doanh thu của những nghiệp vụ chủ chốt.
Lĩnh vực kinh doanh thứ hai là Kinh doanh tái bảo hiểm: BIC đã xây dựng được mối quan hệ kinh doanh với các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam như: Swiss Re, Labuan Re, Malaysian, Vinare… tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Lĩnh vực kinh doanh thứ ba của BIC là Đầu tư tài chính: Công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển sẽ thực hiện đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận, thu nhập chính cho công ty.
Bên cạnh các lĩnh vực chính như trên, BIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường…
2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
BIC đi vào hoạt đông được 7 năm, từ đầu năm 2006 đến nay. Qua 4 năm hoạt động với tư cách là công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát
triển và từ tháng 10 năm 2010 thì BIC đã chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần, BIC đã thực hiện được một số các vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất: Đó là phải kể đến việc chuyển giao thành công từ mô hình một công ty liên doanh sang công ty một thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển mà không gây xáo trộn thị trường, vẫn duy trì được một lượng khách hàng ổn định và tăng trưởng nhanh. Và thành công hơn nữa khi BIC được cổ phần hóa vào năm 2010 và đạt được nhiều thành công trong quá trình kinh doanh bảo hiểm của mình để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoàn thiện hệ thống kinh doanh nhằm đáp ứng được các tiêu chí trong thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Thứ hai: Trong 6 năm vừa qua, công ty không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm với con số ấn tượng: năm 2008 doanh thu tăng trưởng 82% so với 2007. Năm 2009 tăng trưởng 37% so với 2008, năm 2010 tăng trưởng gần 40% so với 2009. Đến năm 2011, trong điều kiện kinh tế khó khăn, tốc độ tăng này vẫn đạt gần 25%. Qua kết quả này chúng ta thấy BIC là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trên thị trường hiện nay.
Thứ ba: Công ty đã không ngừng triển khai thêm mạng lưới đại lý và chi nhánh trên cả nước, bên cạnh những đại lý truyền thống như hệ thống đại lý chuyên nghiệp hay hệ thống văn phòng bán trên cả nước của BIC thì BIC còn phát triển mạnh mạng lưới kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trải khắp trên cả nước. Đến năm 2011, BIC đã triển khai trên tất cả 111 chi nhánh BIDV trên toàn quốc và đã có hơn 1000 đại lý chuyên nghiệp.
Thứ tư: Công ty đã ổn định được mặt nhân sự, đảm bảo được sự phát triển cho công ty, bên cạnh đó công ty cũng không ngừng đào tạo và tuyển dụng nhân viên.
Thứ năm: Công ty đã sơ bộ hoàn thiện về khung pháp lý cho công ty, xây dựng tương đối đồng bộ các quy định cho công ty. Với việc chuyển đổi mô hình thành công, BIC đã ban hành một hệ thống văn bản đồng thời với việc kiểm tra chặt chẽ các quy trình nghiệp vụ đã giúp BIC có một hệ thống hoạt động hiệu quả.
Thứ sáu: Công ty đã thực hiện việc nâng tổng số vốn điều lệ lên 660 tỷ năm 2010 để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và thỏa mãn quy định của pháp luật.
Để rõ hơn về kết quả hoạt động của công ty, ta có một số chỉ tiêu như sau: Chỉ tiêu đầu tiên cần kể đến là Vốn điều lệ: năm 2006 vốn điều lệ của BIC là 200 tỷ, đến năm 2007 công ty tăng vốn pháp định lên 500 tỷ (tăng 250% so với năm 2006) và đến năm 2010 sau khi cổ phần hóa thì vốn điều lệ của BIC đã tăng lên đến 660 tỷ đồng. Ngoài ra các chỉ tiêu tài chính khác của BIC như: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế và thị phần bảo hiểm gốc cũng không ngừng tăng lên qua các năm từ 2008 - 2011. Qua 4 năm ta thấy được sự biến chuyển lớn trong doanh thu đây là giai đoạn tăng tốc của BIC nên công ty tập trung mọi điều kiện về vốn cũng như nhân lực để phát triển công ty Tổng tài sản, nguồn vốn tăng lên qua các năm hoạt động. Tổng doanh thu của BIC từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính tăng dần qua các năm. Nó cho thấy sự mở rộng quy mô kinh doanh cũng như khả năng kinh doanh của BIC được tăng lên. Riêng năm 2011, do cổ phần hóa thành công vào tháng 10/2010 nên về tổng tài sản giảm đi, nhưng vốn chủ sở hữu tăng lên để đảm bảo theo lịch trình là tăng vốn điều lệ đến 2013 lên 850 tỷ đồng. Ngoài ra doanh thu phí bảo hiểm tăng lên cho thấy công ty đang hoạt động một cách tích cực và mang lại doanh thu tăng dần qua các năm. Ta có bảng sau:
Bảng 2.4: Chỉ tiêu tài chính của BIC giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1 Tổng tài sản 1.746.106 1.813.015 2.501.042 1.870.011 2 Vốn chủ sở hữu 443.440 518.681 680.274 749.898 3 Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 158.812 177.138 252.420 298.102 4 Tổng doanh thu 409.383 623.272 875.108 1.068.553 5 Doanh thu phí bảo hiểm 296.37 406.703 553.067 689.576
6 Doanh thu đầu tư tài chính 71.023 141.305 251.93 289.943
7 Tổng lợi nhuận trước thuế -76.879 80.68 31.548 100.521
8 ROE -17,34% 15,0% 5,3% 11,98%
9 Thị phần bảo hiểm gốc 2,5% 2,7% 3% 3,1%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIC từ năm 2008 - 2011)
Chỉ tiêu thứ hai thể hiện sự phát triển của BIC chính là sự phát triển của Mạng lưới đại lý. Với phương châm phủ kín địa bàn các tỉnh trên toàn quốc, nên trong giai đoạn 2008 - 2011 này, BIC tăng cường đào tạo và mở rộng mạng lưới đại lý của mình. Năm 2008 mạng lưới đại lý của BIC là khoảng 700 đại lý và 14 chi nhánh hoạt động ở các địa bàn trọng điểm trong cả nước thì đến năm 2011, sau hơn 3 năm hoạt động, công ty đã có hơn 1000 đại lý trên cả nước với 21 chi nhánh ở các thành phố lớn và hoạt động có hiệu quả hơn.
Chỉ tiêu thứ ba là sự phát triển của đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2008 toàn công ty có 390 cán bộ hoạt động, trong đó có một số được điều động từ BIDV sang để nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Sang đến năm 2009 toàn công ty có hơn 493 cán bộ(tăng 103 cán bộ, tương đương 26.41% so với năm 2008) hoạt động ở tất cả các chi nhánh với một trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo cơ bản. Đến năm 2011: BIC có hơn 550 cán bộ nhân viên, phục vụ khách hàng tại 21 Công ty thành viên, 91 Phòng Kinh doanh và gần 1.000 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc. Định hướng
phát triển của BIC là sẽ trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần, hiệu quả nhất và được ưa thích nhất Việt Nam, duy trì vị trí 1 trong 2 trụ cột chính của hệ thống BIDV.
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
Trong giai đoạn 2008 - 2011, bên cạnh thành công trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, BIC cũng đã thành công với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Bảng phân chia phí tái bảo hiểm của BIC giai đoạn 2008 - 2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 269.262 370.082 505.448 623.821
2 Phí nhượng tái bảo hiểm 140.782 221.371 221.750 273.632
3 Tỷ lệ phí nhượng tái bảo hiểm 52.3% 59.8% 43.7% 43.9%
4 Phí nhận tái bảo hiểm 27.107 36.620 47.617 65.754
5 Tỷ lệ phí nhận tái bảo hiểm 21.1% 24.6% 16.8% 18.78%
6 Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm 28.778 63.886 129.523 199.830
7 Chi bồi thường tái bảo hiểm 0.752 3.8 20.456 19.575
8 Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 40.857 69.030 59.891 69.310
9 Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm 7.563 10.986 13.809 18.777
10 Doanh thu hoạt động tái bảo hiểm 96.889 169.536 237.031 334.894
11 Chi phí tái bảo hiểm 149.097 232.357 256.015 311.984
12 Lợi nhuận hoạt động tái bảo hiểm -52.208 -62.821 -18.984 22.94
13 Cơ cấu doanh thu từ hoạt động tái bảo hiểm 35.9% 45.8% 46.9% 53.7%
Qua bảng số liệu 2.5 chúng ta thấy rằng, tỉ lệ phí nhận tái bảo hiểm của BIC năm 2008 đạt 21.1%, năm 2009 tăng lên 24.6% và sang đến năm 2011 giảm xuống còn 18.78% (chỉ đạt bình quân khoảng 20% ) trong đó tỷ lệ phí nhượng tái chiếm tỉ lệ trung bình trên 50% (như năm 2009 tỉ lệ này đến gần 60% so với doanh thu phí bảo hiểm gốc). Đây là một con số rất lớn, nó chứng tỏ khả năng tài chính của BIC để tự gánh chịu những rủi ro còn thấp, chính vì vậy phải chuyển tái nhiều hợp đồng bảo hiểm. Đến năm 2010 – 2011, tỷ lệ phí nhượng tái bảo hiểm giảm dần chứng tỏ khả năng tự giữ lại những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hơn. Tuy nhiên hoạt động nhận tái bảo hiểm mang lại kết quả tốt, thể hiện ở tỷ lệ chi bồi thường tái bảo hiểm so với tổng phí nhận tái bảo hiểm là thấp, chỉ khoảng 10%. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy tương ứng với lượng phí nhượng đi là khoản hoa hồng thu về cũng rất lớn. Đây là một khoản đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của BIC.
Nhìn chung, do phí nhượng tái chiếm tỷ lệ lớn trên tổng doanh thu phí bảo hiểm và lớn hơn nhiều so với phí nhận tái nên về mặt kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm còn chưa có. Điều đó thể hiện ở lợi nhuận của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm là âm trong suốt thời gian từ 2008 – 2010 (Bảng 2.5), đến năm 2011 thì hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm có phần tiến triển tốt khi có lãi đóng góp vào lợi nhuận chung của hoạt động kinh doanh của BIC. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì BIC là một công ty bảo hiểm còn trẻ, chủ yếu hoạt động tái bảo hiểm chỉ tập trung vào nhượng tái nên hiệu quả của hoạt động này chưa cao, và trong thời gian tới hoạt động tái của BIC sẽ phát triển khi mà BIC có chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ tài chính của Công ty Bảo hiểm Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Để hiểu rõ hoạt động đầu tư tài chính của BIC chúng ta sẽ tìm hiểu về tổ chức hoạt động đầu tư tài chính của BIC cũng như thực trạng của hoạt động này trong những năm qua.
2.2.1. Tổ chức hoạt động đầu tư tài chính của BIC
2.2.1.1. Quy chế đầu tư tài chính của BIC
Theo điều 1 quy chế đầu tư tài chính của BIC được ban hành kèm theo quyết định số 047/QĐ - HĐQT ngày 08/3/2011 của Hội đồng quản trị thì đầu tư tài chính là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIC, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp hợp lệ để đầu tư theo danh mục được pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép, phù hợp định hướng phát triển của BIC nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Theo điều 2 của quy chế này thì nguyên tắc đầu tư của BIC quan trọng nhất là an toàn và phát triển vốn sau đó là đảm bảo yêu cầu thanh toán thường xuyên, tuân thủ