Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tài chính của doanh

Một phần của tài liệu ChChất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Trang 30)

một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) và thời gian hoàn vốn.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nghiệp bảo hiểm

Hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Xét phát sinh, các nhân tố đó được chia thành nhân tố chủ quan nhân tố khách quan

1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan

a. Các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm

Nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm gồm nghĩa vụ đối với khách hàng và nghĩa vụ đối với cổ đông.

- Nghĩa vụ đối với khách hàng:

Việc thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm thể hiện thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể dự đoán chắc chắn về thời gian xảy ra khiếu nại và số tiền phải trả cho việc giải quyết khiếu nại của khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải đối mặt với tình trạng mức khiếu nại tăng một cách bất thường và đòi hỏi công ty phải thanh toán bồi thường

trong thời gian ngắn để đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phải đầu tư một khoản đáng kể vào những tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo chi trả cho các khoản bồi thường này.

Tính thanh khoản của tài sản đầu tư có 2 đặc điểm:

Thứ nhất, các khoản đầu tư đó không bị biến động lớn về giá trong thời gian ngắn.

Thứ hai, tồn tại một thị trường để có thể chuyển đổi tài sản đó thành tiền nhanh chóng.

Thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm thường nắm giữ một tỷ trọng khá lớn tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu ngắn hạn trong cơ cấu danh mục đầu tư.

- Nghĩa vụ đối với cổ đông của doanh nghiệp bảo hiểm:

Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp bảo hiểm ít bị hạn chế hơn so với đầu tư từ vốn nhàn rỗi của quỹ dự phòng nghiệp vụ và tài trợ cho việc phát triển kinh doanh lâu dài nên thường được ưu tiên sử dụng để đầu tư vào các tài sản có khả năng thu lợi nhuận cao, đảm bảo giá trị của vốn chủ sở hữu tăng lên theo thời gian hay ít nhất cũng theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh doanh. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải quan tâm tới rủi ro thanh khoản của các tài sản đầu tư mà doanh nghiệp nắm giữ vì vốn chủ sở hữu là chỗ dựa cuối cùng của các doanh nghiệp bảo hiểm để giải quyết cho những tổn thất lớn có thể phải bồi thường trong tương lai.

Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ nguồn nhàn rỗi của quỹ dự phòng nghiệp vụ không hoàn toàn độc lập với nhau nhưng thực tế một doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/quỹ dự phòng nghiệp vụ lớn thì có chính sách đầu tư ít thận trọng hơn so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.

b. Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm

Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu danh mục đầu tư. Cụ thể:

- Các doanh nghiệp bảo hiểm lớn, tức là có vốn đầu tư lớn, sẽ có phạm vi lựa chọn đầu tư rộng hơn, có khả năng đa dạng hóa danh mục tốt hơn, đặc biệt với một số lĩnh vực yêu cầu vốn đầu tư lớn như trái phiếu chính phủ, bất động sản…

- Bên cạnh đó, mức độ thanh khoản của các tài sản tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm so với quy mô của toàn thị trường. Với cùng một tài sản đầu tư, đối với một doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ, tài sản đầu tư đó có giá trị nhỏ, khi cần họ có thể bán ngay ra thị trường mà không lo làm rối loạn thị trường, đảm bảo tính thanh khoản tốt. Trong khi đó, với một doanh nghiệp bảo hiểm lớn nắm giữ một giá trị lớn tài sản đầu tư đó, khi cần bán hết ra thị trường có thể làm tăng đột biến cung và làm tài sản đầu tư bị giảm giá, tính thanh khoản không được đảm bảo.

c. Quan điểm đầu tư

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm chịu tác động của nhiều nhân tố, nhưng suy cho cùng, quyết định đầu tư vào đâu, giá trị đầu tư bao nhiêu… là do người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư quyết định trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nếu người quản lý đầu tư là người thận trọng, họ thiên về lựa chọn danh mục đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Ngược lại, nếu người quản lý đầu tư là người mạo hiểm, họ có thể lựa chọn những danh mục đầu tư có mức độ rủi ro cao để tìm kiếm tỷ suất sinh lời hấp dẫn.

Thực tế cho thấy quan điểm quản lý đầu tư ở các thị trường bảo hiểm khác nhau là khác nhau. Do cùng chịu một sức ép từ thị trường, các chính sách đầu tư nhìn chung có xu hướng tương tự nhau giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên cùng một thị trường. Bên cạnh đó, các quan điểm đầu tư cũng không tách biệt với bối cảnh, quy mô và mức độ phát triển của thị trường vốn. Các khu vực tài chính tự do, năng động hơn sẽ tạo ra các tập quán quản lý đầu tư linh hoạt và ít thận trọng hơn.

d. Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện đầu tư

Đây cũng là một trong số những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư của công ty. Nhìn chung, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực rất đa dạng và chịu nhiều rủi ro. Do đó, cán bộ thực hiện đầu tư phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thì mới có thể tối đa hóa hiệu quả danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở lựa chọn những phương án đầu tư có độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý.

1.2.5.2.Các nhân tố bên ngoài

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế nào luôn chịu tác động của các nhân tố bên ngoài là: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính trị, môi trường kinh tế quốc tế. Trong đó, một số nhân tố quan trọng là:

a. Chính sách thuế

Thuế là một nhân tố bên ngoài quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, cụ thể:

- Để khuyến khích tăng đầu tư cho nền kinh tế, các chính phủ thường ưu đãi không đánh thuế hoặc giảm thuế đối với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nếu lợi nhuận được đem tái đầu tư. Khi nhà nước áp dụng chính sách thuế này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có xu hướng để lại nhiều hơn lợi nhuận sau thuế, bổ sung vào vốn điều lệ, tăng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tăng giá trị đầu tư vào những lĩnh vực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước được nhà nước khuyến khích thông qua việc giảm thuế.

- Thuế sẽ ảnh hưởng đặc biệt tới việc lựa chọn hình thức đầu tư khi nhà nước có những ưu đãi thuế riêng cho các doanh nghiệp bảo hiểm so với các nhà đầu tư khác

b. Các điều kiện của thị trường tài chính

Quy mô và mức độ phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn đầu tư của các nhà đầu tư nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Thị trường tài chính phát triển thể hiện ở số lượng và chất lượng hàng hóa (các tài sản tài chính) trên thị trường, sự minh bạch và đầy đủ thông tin, khả năng kết nối và thực hiện các giao dịch nhanh chóng, chính xác. Tại các thị trường tài chính phát triển, doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều sự lựa chọn hình thức đầu tư. Ngược lại, nếu thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ thì sự lựa chọn hình thức đầu tư sẽ bị hạn chế lớn.

Điều này thể hiện khá rõ ở thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong những năm trước đây, các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam gần như không có cơ hội đầu tư ngoài tiền gửi tại ngân hàng và trái phiếu chính phủ và một phần nhỏ kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường tài chính ngày càng phát triển với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán và sự tham gia năng động của các chủ thể trên thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng có nhiều sự lựa chọn đầu tư và quan điểm đầu tư cũng linh hoạt hơn rất nhiều.

c. Các ràng buộc về mặt pháp lý đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

Việc doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào những lĩnh vực nào, giá trị đầu tư là bao nhiêu thông thường đều bị pháp luật các nước khống chế. Có 3 lý do cơ bản cho việc Nhà nước khống chế hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đó là:

Một là, bảo vệ người tham gia bảo hiểm. Việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trước hết nhằm làm giảm bớt khả năng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất thanh khoản, phá sản và nếu xảy ra phá sản thì đảm bảo rằng người tham gia bảo hiểm sẽ bị thiệt hại ít nhất. Thông thường, nếu được tự do quyết định, nhà đầu tư sẽ thiên về những lĩnh vực cho tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao và cũng đồng nghĩa với khả năng gặp rủi ro cao. Nếu rủi ro xảy ra sẽ mất vốn đầu tư và sẽ rất nguy hiểm nếu vốn này lại từ quỹ dự phòng nghiệp vụ tức là từ phí bảo hiểm được dùng để chi trả cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Do đó, việc sử dụng các quỹ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ.

Hai là, định hướng sự lưu chuyển của các quỹ đầu tư. Ở các thị trường bảo hiểm phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm có nguồn vốn đầu tư rất dồi dào nên thường quản lý một số lượng khá lớn các tài sản tài chính. Vì vậy, đôi khi Chính phủ các nước này thấy cần phải định hướng sự luân chuyển của các tài sản tài chính này để phục vụ cho mục tiêu kinh tế cao hơn của đất nước. Việc định hướng như trên nhằm phục vụ một số mục tiêu sau:

- Đảm bảo có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các chương trình công cộng. - Đảm bảo các quỹ được đầu tư vào nền kinh tế trong nước.

- Bổ sung vào thâm hụt ngân sách nhà nước.

Ba là, giảm nguy cơ tập trung quyền lực trong lĩnh vực tài chính. Do nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm là rất lớn, chỉ đứng hàng thứ hai sau các ngân hàng thương mại trên thị trường vốn nên Nhà nước thường tìm cách kiểm soát đối với chiến lược đa dạng hóa đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó ngăn chặn các doanh nghiệp này sử dụng các nguồn lực tài chính của họ để kiểm soát các tổ chức tài chính khác.

1.3. Kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm ở một số nƣớc

1.3.1. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tư

Để tiến hành hoạt động đầu tư có hiệu quả thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có hệ thống tổ chức quản lý hoạt động đầu tư. Kinh nghiệm của các nước cho thấy[1, tr.26-27] các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới phổ biến áp dụng các mô hình quản lý đầu tư sau:

Mô hình 1: Thành lập phòng đầu tư thuộc công ty bảo hiểm. Mô hình này thường áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập. Theo mô hình này thì phòng đầu tư sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một Phó giám đốc doanh nghiệp phụ trách về đầu tư và có trách nhiệm thực hiện chương trình đầu tư của doanh nghiệp mà hội đồng quản trị đề ra.

Mô hình 2: Thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư do công ty bảo hiểm sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối. Đây là mô hình phổ biến được áp dụng rộng rãi trên thế giới, phù hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn và phát triển. Mô hình này giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung các nguồn lực của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Một số ví dụ về các công ty bảo hiểm lớn dùng mô hình này như là Prudential thành lập và khai trương quĩ trực tiếp Châu Á (PIDA) năm 1996, còn về công ty đầu tư thì như là công ty AIG có công ty đầu tư AIG.

Mô hình 3: Mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác. Ngoài hình thức thành lập tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư thì các doanh nghiệp bảo hiểm có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức khác nhằm mở rộng và đa dạng hóa hoạt động đầu tư của mình.

1.3.2. Nội dung quản lý

Quản lý đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư trên cơ sở huy động vốn đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu.

- Lập các dự án đầu tư cụ thể và lựa chọn những dự án đầu tư phù hợp nhất và nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

- Quản lý quá trình thực hiện đầu tư bằng cách cử cán bộ chuyên trách theo dõi, kiểm tra thường xuyên.

- Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư.

1.3.3. Quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

Tùy vào điều kiện mỗi nước khác nhau mà việc chuyển các mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm thành các quy định pháp luật hạn chế hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở các nước là khác nhau. Tham khảo luật bảo hiểm của các nước [1, tr.32-39] thì các quy định này đều có một số điểm chung:

- Đều nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau: (1) các tài sản đầu tư phải đảm bảo có mức độ rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận được; (2) Danh mục đầu tư phải được đa dạng hóa ở mức đủ để làm giảm thiểu rủi ro thua lỗ và có đủ tính thanh khoản để đáp ứng nhu cầu lưu chuyển tiền ngắn hạn phát sinh.

- Đều nằm trong quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm hoặc những văn bản dưới luật.

- Đều có sự thay đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện của thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính luôn biến động.

- Đều quy định những hạn chế pháp luật chủ yếu áp dụng đối với đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ và ít hạn chế hơn đối với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên,

ở một số nước vẫn quy định hạn chế đầu tư vì suy cho cùng đây cũng là nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng chỉ bị hạn chế ở phần vốn pháp định.

- Đều bao gồm các quy định chủ yếu sau: quy định danh mục đầu tư, quy định giới hạn tối đa/tối thiểu cho từng loại tài sản đầu tư, quy định giới hạn tối đa /tối thiểu cho từng khoản đầu tư và quy định về đầu tư ra nước ngoài.

1.3.3.1. Kinh nghiệm của cộng hòa Pháp

Pháp là một trong những thị trường bảo hiểm lâu đời ở Châu Âu và

Một phần của tài liệu ChChất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)