Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu BCTTTN Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CP Thương mại Đầu tư Vạn Long (Trang 81)

c. Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại và

3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

- Về tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất áp

dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính để từ đó chi tiết hóa các tài khoản dụa trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty cần bổ sung tài khoản dự phòng (TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, TK 139: dự phòng phải thu khó đòi) vì vấn đề dự phòng là vô cùng cần thiết đối với mỗi một doanh nghiệp khi mà rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3… để tăng tính chủ động, linh hoạt

Về phương pháp tính giá: hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp bình

quân gia quyền để tính giá xuất kho, phương pháp này dễ sử dụng, tiết kiệm được thời gian phù hợpvới quy mô của doanh nghiệp.

Mặt khác, thông thường cp thu mua thường được phân bổ theo giá trị của hàng nhập kho:

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa A =

Tổng chi phí thu mua

X Giá trị hàng hóa A nhập kho Tổng giá trị hàng hóa nhập kho

Việc phân bổ theo giá trị hàng nhập kho này sẽ tăng mức độ chính xác cho hàng nhập, vì những hàng hóa có giá trị lớn sẽ chịu chi phí thu mua tương xứng với giá trị của bản thân hàng hóa đó.

-Về phương pháp kế toán:

+ Quy trình hạch toán cụ thể là: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị, kế toán Công ty tiến hành định khoản, phản ánh nghiệp vụ trên chứng từ theo hệ thống ghi sổ kế toán tại đơn vị. Sau đó, kế toán phân lại chứng từ kế toán theo các phần hành, theo đối tượng cụ thể; nhập các số liệu trên các chứng từ kế toán vào phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất số liệu vào Sổ Nhật ký chung. Sau đó, số liệu từ Sổ Nhật ký chung được chuyển vào Sổ chi tiết TK 632 và cuối tháng được tổng hợp lên sổ cái TK 632 để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.

+ Việc sử dụng đồng thời 2 loại phiếu thu là “Phiếu thu tiền mặt” và “Phiếu thu” là không cần thiết. Công ty có thể sử dụng một loại phiếu thu là “Phiếu thu” để hạch toán.

-Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi để đề phòng rủi ro khó lường trước trong tương lai, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.

Theo đó, mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa = Lượng hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính

x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của

hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632: GVHB ( chi tiết khoản dự phòng hàng tồn kho) Có TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632: GVHB ( chi tiết khoản dự phòng hàng tồn kho) - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. +50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. +70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Một phần của tài liệu BCTTTN Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CP Thương mại Đầu tư Vạn Long (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w