Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt không tƣớc tự do

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam 3 (Trang 89)

- Hình phạt tƣớc một số quyền công dân

3.1.Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt không tƣớc tự do

CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỤ VỀ HÌNH PHẠT KHÔNG TƢỚC TỰ DO

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt không tƣớc tự do không tƣớc tự do

So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã mở rộng hơn khả năng áp dụng các hình phạt không tước tự do. Số lượng các hình phạt không tước tự do, đặc biệt là các hình phạt chính không tước tự do so với hình phạt tước tự do trong BLHS hiện hành vẫn còn thấp, chưa cân đối.

Cách quy định này của BLHS đã dẫn đến tình trạng trong thực tiễn xét xử có sự vênh nhau quá lớn trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn và các hình phạt chính không tước tự do, nhất là đối với các tội phạm về kinh tế, các tội phạm về chức vụ và các tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp, đối với người phạm tội ít nguy hiểm, đối với những người đồng phạm khác. Cần phải khẳng định rằng, các hình phạt này giữ vai trò không thể phủ nhận trong hoạt động đấu tranh chống tội phạm. Vì vậy, đồng thời với việc cân nhắc tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, việc quy định một cách hợp lý các loại hình phạt khác nhau tạo cơ sở cho tất cả các hình phạt phát huy giá trị là một yêu cầu mang tính khách quan.

Thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2010 của

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là "Coi trọng việc

hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm", cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình phạt không tước tự do.

Cùng với việc nghiên cứu để hoàn thiện hình phạt không tước tự do theo hướng nâng cao hiệu quả áp dụng của chúng trong thực tiễn, các chế tài cần được quy định theo hướng mở rộng khả năng áp dụng hình phạt không tước tự do, quy định thêm các chế tài lựa chọn giữa các loại hình phạt này. Những tội phạm có thể xem xét để lựa chọn giữa các hình phạt chính không tước tự do (không quy định phải phạt tù trong chế tài) như là: tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (khoản 1, Điều 125); tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (khoản 1, Điều 126); tội buộc người lao động, cán bộ công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128); tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân (Điều 129); tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130); tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271). Các tội có thể xem xét để quy định hình phạt tiền là hình phạt chính như: tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 227); tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 244), tội giả mạo chức vụ, cấp bậc (Điều 265), tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 270)…

Trên cơ sở nghiên cứu, dưới đây chúng tôi đề xuất sửa đổi một số quy định của pháp luật đối với các hình phạt không tước tự do như sau:

- Đối với hình phạt cảnh cáo.

Một là: cần có một định nghĩa pháp lý rõ ràng trong BLHS về từng loại hình phạt, trong đó có hình phạt cảnh cáo. Việc có được một định nghĩa rõ ràng sẽ giúp tạo ra một cách hiểu thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc pháp chế, công bằng trong pháp luật hình sự.

Hai là: bổ sung thêm vào quy định về hình phạt cảnh cáo trong BLHS một số hậu quả pháp lý mà người bị kết án phải chấp hành ví dụ như cần quy định thêm về trách nhiệm của người bị kết án với hình phạt cảnh cáo trong thời hạn một năm (thời hạn xoá án) phải chịu sự giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Hết hạn một năm phải có xác nhận của chính quyền cơ sở, cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi họ công tác về thái độ tôn trọng và chấp hành pháp luật của họ. Nếu họ tỏ ra tiến bộ thì mới được xoá án.

Ba là: Tăng cường số lượng các điều luật có quy định, trong BLHS năm 1999 hình phạt cảnh cáo mới chỉ được quy định tại 37 điều luật. Tất nhiên Toà án cũng có thể áp dụng Điều 47 BLHS để tuyên hình phạt cảnh cáo đối với những tội phạm ít nghiêm trọng mà trong điều luật không quy định hình phạt cảnh cáo khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự nhưng việc quy định hình phạt cảnh cáo luôn trong điều luật tạo thuận lợi cho việc áp dụng đồng thời tác động tới tâm lý của những người có thẩm quyền xét xử về việc coi trọng đúng mức hiệu quả, ý nghĩa của hình phạt cảnh cáo mà vẫn đảm bảo áp dụng đúng theo quy định tại Điều 29 về hình phạt cảnh cáo.

Bốn là: Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần phải có Nghị quyết hướng dẫn việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với các quy định chặt chẽ (tương tự như với phương pháp như đã thực hiện đối với việc hướng dẫn áp dụng án treo) để một mặt tạo thuận lợi cho các Toà án trong việc quyết định hình phạt đồng thời ngăn ngừa tình trạng áp dụng tuỳ tiện, không thống nhất, loại trừ khả năng áp dụng do tiêu cực, hoặc do một sức ép nào đó. Quy định cụ thể về điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo còn giúp tăng cường việc xử lý người phạm tội bằng án phạt cảnh cáo, đảm bảo cho hình phạt cảnh cáo phát huy tác

dụng nhiều hơn nữa, để nó có một vị trí xứng đáng trong thực tiễn xét xử, giảm bớt việc áp dụng quá nhiều hình phạt tước tự do và án treo như hiện nay.

Năm là: Chính phủ cũng cần phải có quy định về việc tổ chức thi hành hình phạt cảnh cáo (như là đã có khá nhiều hướng dẫn về các loại hình phạt không tước tự do khác), vì đã là hình phạt thì phải có chấp hành hình phạt. Việc tổ chức thi hành hình phạt không chỉ có tác dụng răn đe, giáo dục đối với riêng cá nhân người bị kết án mà còn có tác dụng giáo dục, phòng ngừa đối với những người khác.

- Đối với hình phạt tiền.

Một là, cần sửa đổi Điều 30 BLHS theo hướng xác định rõ nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt tiền, mức tối thiểu của hình phạt tiền, cũng như biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người bị kết án cố tình không chịu tự nguyện nộp tiền phạt, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền là hình phạt tước một khoản tiền nhất định của người bị kết án; phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Phạt tiền bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm trật tự công cộng, các tội phạm tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Hai là, Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền, tăng thêm điều luật có phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính xâm phạm sở hữu, xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, xâm phạm hoạt động tư pháp: Ví dụ: Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Đ141), tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Đ145) tội cưỡng ép

kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Đ146) Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Đ148)... Tội cản trở việc thi hành án (Đ306), tội khai báo gian hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (Đ307)... đều có căn cứ để áp dụng hình phạt tiền, vì gây nguy hại cho xã hội ở mức độ thấp. Mở rộng hơn nữa phạm vi các tội phạm được áp dụng hình phạt tiền nhằm đáp ứng kịp thời tình hình diễn biến của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tăng cường hình phạt tiền cũng là một đòi hỏi được Bộ Chính trị đặt ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chúng tôi cho rằng, hình phạt này không chỉ quy định áp dụng đối với các loại tội phạm gây thiệt hại về vật chất, mà cần thiết quy định hình phạt này đối với cả các loại tội phạm khác gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, chính trị hoặc tinh thần.

Ba là, BLHS cần mở rộng khả năng áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt tiền hoặc giảm hình phạt tiền đối với những trường hợp thực tế không có khả năng thi hành hoặc có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng kể. Diều này chắc chắn sẽ giúp ngành Thi hành án giảm bớt gánh nặng về số vụ việc thi hành án phạt tiền phải giải quyết.

Bốn là: cần tăng mức tiền phạt trong BLHS. Như ở các phần trên chúng tôi đã trình bày, do tình hình giá cả thị trường tăng lên và mức sống của người dân cũng khá hơn trước rất nhiều nên mức tiền phạt quy định trong BLHS năm 1999 (đến nay đã 11 năm) là thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung trừng trị và mục đích giáo dục của hình phạt đối với người phạm tội và phòng ngừa tội phạm, do đó cần tăng mức phạt tiền. Tăng mức tiền phạt bao gồm: Tăng mức tiền phạt thấp nhất, tăng mức tiền phạt cao nhất, tăng mức phạt khởi điểm đối với từng tội. Phải có nghiên cứu đánh giá và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tác dụng, hiệu quả của mức phạt...để đưa ra quy định về tăng mức tiền phạt.

Năm là: quy định rõ mức phạt tối thiểu của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính; mức phạt tối thiểu của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung để đảm bảo mức phạt tối thiểu của hình phạt tiền bổ sung phải thấp hơn mức phạt tối thiểu của hình phạt tiền là hình phạt chính.

Sáu là: Cần có quy định trong trường hợp người bị kết án cố tình không nộp tiền phạt thì Toà án quyết định chuyển hình phạt tiền sang hình phạt tù có thời hạn (về cách chuyển đổi mức tiền phạt sang thời hạn của hình phạt tù như thế nào sẽ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định). Để có thể thay thế phạt tiền bằng hình phạt khác một cách dễ dàng, nên quy định mức phạt tiền áp dụng với người phạm tội được tính theo thời hạn (ngày) bị phạt tiền nhân với số tiền bị phạt trong một đơn vị thời gian bị phạt đó. Bộ luật hình sự sẽ quy định mức tối thiểu và mức tối đa số ngày bị phạt tiền, mức tối thiểu và mức tối đa số tiền bị phạt mỗi ngày. Trong trường hợp người bị kết án không chịu chấp hành nộp phạt có thể quy đổi hình phạt tiền ra hình phạt tù, theo tỷ lệ 1:1 (cứ mỗi ngày bị phạt tiền bằng một ngày tù).

Bảy là: Toà án nhân dân tối cao cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể về cách tuyên án hình phạt tiền trong bản án. Trong số những bản án có quyết định hình phạt tiền mà chúng tôi đã nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bản án đều chỉ tuyên phạt tiền bị cáo mà không tuyên rõ ràng tiền phạt được nộp một lần hay nhiều lần. Điều này gây khó khăn cho cơ quan thi hành án trong việc thi hành án phạt tiền. Các Thẩm phán khi tuyên án phạt tiền cũng ít quan tâm đến điều kiện kinh tế của bị cáo có khả năng nộp phạt hay không mà thường chỉ chú trọng đến quy định của pháp luật có quy định hình phạt và đường lối xét xử đối với loại tội phạm đó. Ví dụ: có quan niệm rằng cứ tội phạm ma tuý là phải phạt tiền, mặc dù nhiều bị cáo bị kết án do mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý nhưng điều kiện kinh tế không thể có khả năng nộp tiền phạt.

Thứ tám: Nếu xét theo thứ tự từ nhẹ đến nặng của các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt của PLHS Việt Nam, thì hình phạt tiền chỉ đứng ở vị trí thứ hai - chỉ nặng hơn cảnh cáo, nhưng lại nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì BLHS có qui định việc trừ thời gian tạm giam vào thời gian chấp hành hai loại hình phạt này (mặc dù chúng nặng hơn phạt tiền), thế nhưng đối với phạt tiền thì lại không quy định việc trừ thời gian như vậy (nhất là khi thực tiễn xét xử cho thấy: có người phạm tội đã bị tạm giam và cuối cùng hình phạt chính duy nhất được áp dụng chỉ là phạt tiền). Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc công minh của PLHS, cần phải qui định việc khấu trừ thời gian tạm giam đối với cả hình phạt tiền nữa. Chẳng hạn, chúng tôi đề xuất một quy phạm mới với nội dung như sau: "Nếu người bị kết án đã bị tạm giam mà hình phạt chính được áp dụng đối với người này là phạt tiền, thì thời gian tạm giam được trừ vào mức tiền bị phạt. Cứ một ngày tạm giam bằng …..% tổng số mức tiền bị phạt”.

- Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ.

Một là, Cần quy định thêm nội dung chuyển đổi thời gian cải tạo không giam giữ thành thời gian tù có thời hạn trong trường hợp người bị kết án cố ý không chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Có thể chuyển hình phạt cải tạo không giam giữ sang hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 3 ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù. Việc chuyển đổi này cần ghi rõ ngay trong bản án để tạo thuận lợi cho việc thi hành.

Hai là, Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn về việc xác định thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ để áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử, khắc phục tình trạng mỗi nơi áp dụng một kiểu, vi phạm nguyên tắc pháp chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, Cần quy định chế tài lựa chọn giữa hình phạt tù với các hình phạt khác nhẹ hơn đối với một số tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. Có quan điểm cho rằng: "Một số tội có lỗi vô ý song nhà làm luật chỉ quy định một hình phạt chính là hình phạt tù. Chẳng hạn tại Điều 218 tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn. Quy định như vậy chưa bảo đảm phân hoá TNHS và cá thể hoá hình phạt đối với người phạm tội" [39, tr. 203]. Chúng tôi ủng hộ quan điểm này và cho rằng đối với những tội được thực hiện do lỗi vô ý (trừ tội vô ý làm chết người) cần quy định chế tài lựa chọn giữa hình phạt tù với các hình phạt khác nhẹ hơn như phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ.

- Đối với hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Một là, cần sửa đổi quy định của BLHS về hình phạt cấm đảm nhiệm

chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhtheo hướng xác định rõ

nội dung, phạm vi, điều kiện và thời hạn của hình phạt này.

Hai là, cần bổ sung vào trong Phần các tội phạm BLHS đối với một số loại tội phạm phải áp dụng hoặc được áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Đối với các trường hợp được áp dụng giành cho Toà án quyền tuỳ nghi, sau khi cân nhắc, đánh giá

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam 3 (Trang 89)