Thời kỳ từ năm 1945 đến trƣớc khi có BLHS năm

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam 3 (Trang 29)

Cách mạng tháng Tám thành công, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh trong khi Nhà nước ta chưa kịp ban hành các quy phạm luật hình sự, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh 47/SL ngày 10-10-1945 “Cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành cho đến khi ban hành những bộ luật pháp cho toàn quốc”. Tới năm 1955, Bộ Tư Pháp mới có Thông tư 19-VHH ngày 30-6-1955 và Thông tư số 2140-VHH/HS ngày 6-12-1955, yêu cầu không viện dẫn luật hình sự cũ để xét xử nữa. Sau đó TAND tối cao đã ra chỉ thị số 772/TATC ngày 10/7/1959 về đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành nhiều Sắc lệnh và sau đó là các Pháp lệnh để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự ở các lĩnh vực khác

nhau như Sắc lệnh số 68 ngày 30-11-1945 ấn định thể lệ về trưng dụng, trưng thu, trưng tập, Sắc lệnh số 154-SL ngày 17-11-1950 ấn định hình phạt trừng trị việc tiết lộ bí mật cơ quan hoặc công tác của Chính phủ, Pháp lệnh ngày 13-10-1966 quy định cấm nấu rượu trái phép, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa....

Qua các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành thì các hình phạt không tước tự do được quy định và áp dụng trong giai đoạn này gồm có các loại hình phạt sau:

- Hình phạt cảnh cáo:

Theo các văn bản pháp luật trong thời kỳ này cảnh cáo vừa là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt. Điều 13 Luật số 100-SL/L2 ngày 20-5- 1957 về chế độ báo chí quy định "Báo chí nào vi phạm Điều 10 sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, đình bản tạm thời hoặc bị truy tố trước pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 50.000đ đến 200.000đ”. Theo lời văn của điều luật thì có thể hiểu rằng cảnh cáo quy định trong luật này là biện pháp hành chính, song theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền trong thời kỳ này, thì khi bị truy tố trước pháp luật về hành vi phạm tội này, Toà án vẫn có thể áp dụng hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, và khi áp dụng cảnh cáo thì Toà án cũng có quyền quyết định cho công bố tại một hội nghị báo chí hoặc trên một hoặc nhiều báo. Điều đáng chú ý là việc công bố trên báo chí đối với hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với tội phạm về báo chí mà thôi. Như vậy, trong luật này chưa phân biệt rõ cảnh cáo là hình phạt với cảnh cáo là biện pháp xử lý hành chính.

Đến Pháp lệnh ngày 18-1-1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đã quy định rõ ràng hơn về hình phạt cảnh cáo. Điều 61 Pháp lệnh quy định ”Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép

làm trở ngại đến quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là hai năm.” Điều 63 của Pháp lệnh quy định: ”Mọi người đều có quyền và bổn phận tố cáo các việc làm trái pháp luật trong lúc bầu cử. Ai cản trở hoặc trả thù người tố cáo, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là 3 năm”. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong thang hình phạt và khi được áp dụng thì luôn được áp dụng là hình phạt chính.

- Hình phạt tiền:

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, đây là hình phạt có từ rất sớm và là loại hình phạt về kinh tế được áp dụng chủ yếu đối với loại tội phạm có tính chất vụ lợi nhằm tước đoạt các món lợi bất chính mà bị cáo đã thu được và trừng phạt bị cáo về mặt kinh tế. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, trong Sắc lệnh số 68-SL ngày 30-11-1945 ấn định thể lệ về trưng dụng, trưng thu và trưng tập đã có quy định về loại hình phạt này. Điều 12 của Sắc lệnh quy định: ”Người nào nhận được lệnh trưng tập mà không tuân hành sẽ bị truy tố trước Toà án thường và bị phạt tù từ 6 ngày đến 3 tháng, và bị phạt tiền từ 100đ đến 2.000đ hoặc bị một trong hai hình phạt ấy.” Như vậy, trong Sắc lệnh này, chưa có sự phân biệt phạt tiền là hình phạt chính với phạt tiền là hình phạt bổ sung. Nó vừa có thể được áp dụng là hình phạt chính vừa có thể áp dụng là hình phạt bổ sung tuỳ từng trường hợp cụ thể đối với từng tội phạm cụ thể. Nhiều văn bản pháp luật hình sự tiếp theo cũng quy định tương tự như Sắc lệnh trên. Thông thường, phạt tiền được quy định một khoản tiền với mức tối thiểu và mức tối đa tuỳ theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm và tương ứng với giá trị của đồng tiền theo từng thời kỳ do Nhà nước quy định. Tiền phạt cũng có thể được quy định bằng một số lần trị giá hàng phạm pháp hay thu lợi bất chính. Chẳng hạn Điều 8 Sắc lệnh số 200-SL ngày 15-10- 1946 qui định việc buôn bán vàng bạc cho phép ”phạt tiền bằng từ 10% đến

ba lần trị giá tang vật.” Điều 3 Sắc lệnh 61-SL ngày 5-7-1947 về cấm xuất cảng tư bản cũng quy định "Ai phạm vào Sắc lệnh này sẽ bị phạt :

1. Tiền gấp ba số tư bản định xuất cảng hay nhập nội.

2. Tù từ 1 tháng đến 2 năm, hoặc một trong hai thứ hình phạt ấy".

Đặc biệt, tại Thông tư số 2140 TT-VHH/HS ngày 6-12-1955 của Bộ Tư Pháp về việc áp dụng luật lệ có quy định không đổi hình phạt tù ra hình phạt tiền và Nghị định số 32-NĐ ngày 6-4-1952 của Bộ Tư Pháp đã ấn định tiền phạt bằng giá gạo. Điều 7 của Nghị định quy định: ”Riêng về tội đánh bạc, tiền phạt ấn định ở Điều 2 Sắc lệnh số 168-SL ngày 14-4-1948 bằng giá 200 đến 1.000kg gạo đối với người tổ chức và bằng giá 100 đến 500kg gạo đối với các con bạc.

Về việc bảo vệ công trình thuỷ nông, tiền phạt tối đa ấn định ở Điều 8 Sắc lệnh số 68-SL ngày 18-6-1949 bằng giá 1.00kg gạo”.

Tiếp đó Thông tư 113-VHH ngày 6-4-1952 của Bộ Tư Pháp đã quy định cụ thể thêm: "Mức tối đa và mức tối thiểu tiền phạt tuy lấy gạo làm tiêu chuẩn, nhưng khi Toà án tuyên phạt, tiền phạt phải tính ra tiền và đơn vị vẫn là đồng bạc tài chính".

Ngày 30-4-1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Sau khi thống nhất đất nước, theo hướng dẫn của Hội đồng Chính phủ thì những văn bản pháp luật hiện hành ở hai miền đều được áp dụng trong cả nước. Ở miền Nam, về hình sự, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành một văn bản pháp luật quy định tương đối đầy đủ về tội phạm và hình phạt, đó là Sắc luật 03-SL/76 ngày 15-3-1976. Sắc luật có quy định 7 nhóm tội khác nhau, trong đó có hai nhóm tội là nhóm tội phạm kinh tế và nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của công dân, có quy định hình phạt tiền áp dụng cùng với hình phạt tù. Chẳng

hạn Điều 6 của Sắc luật (về tội kinh tế) có quy định: ”....Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và phạt tiền đến 50.000đ ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó....”. Như vậy, theo quy định này thì phạt tiền vừa có thể được áp dụng là hình phạt chính vừa có thể áp dụng là hình phạt bổ sung. Rõ ràng, các văn bản pháp luật hình sự trong giai đoạn này cũng chưa có sự tách biệt phạt tiền là hình phạt chính và phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Sau khi Hiến pháp 1980 ra đời, Hội đồng Nhà nước ban hành một số Pháp lệnh như Pháp lệnh ngày 20-5-1981 trừng trị tội hối lộ, Pháp lệnh ngày 30-6-1982 trừng trị các tội đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.... cũng có những quy định về hình phạt tiền.

- Hình phạt cải tạo không giam giữ:

Trong giai đoạn này hình phạt không tước tự do “cải tạo không giam giữ” bắt đầu xuất hiện ở một số văn bản pháp luật hình sự. Điều 69 Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30-12-1981, quy định: ”Người nào đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định ... thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính, bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 2 năm...”. Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30-6-1982 có quy định "Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép...thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 2 năm...".

- Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định:

Hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định đầu tiên tại Nghị định số 298-TTg ngày 18/8/1953 của Chính phủ để hướng

dẫn thi hành sắc luật số 175-SL ngày 18/8/1953 về quản chế. Điều 2 Nghị định này quy định, kèm theo hình phạt chính là quản chế, Toà án phải áp dụng đối với người phạm tội hình phạt phụ cấm làm một số nghề nhất định như: chụp ảnh, khắc dấu, mở nhà in; làm, bán hoặc chữa vũ khí, thuốc nổ...

Luật đi đường bộ ngày 13/12/1955 quy định hình phạt thu hồi giấy phép chạy xe, giấy phép kinh doanh trong một thời gian hoặc vĩnh viễn đối với trường hợp vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn. Theo bản sơ kết kinh nghiệm số 949-NCLP ngày 25/11/1968 của TANDTC về đường lối xét xử tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn trong tình hình mới thì thu hồi bằng lái, hình thức xử lý này có tính chất vừa là một biện pháp hành chính vừa là một hình phạt phụ về hình sự.

Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ ra đời muộn hơn các hình phạt nêu trên. Theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 thì trong nội dung của quy định về tước những quyền lợi của công dân có tước: “Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội”.

Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân được UBTV Quốc hội ban hành ngày 21/10/1970 cũng có quy định hình phạt phụ cấm đảm nhiệm những chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản XHCN từ 2 đến 5 năm.

- Hình phạt tƣớc một số quyền công dân:

Văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định hình phạt này là Sắc lệnh số 106/SL ngày 05/6/1950 về tội trốn tránh nghĩa vụ tòng quân. Điều 2 của Sắc lệnh quy định những người bị kết án phạt tù có thể bị tước tất cả quyền công dân. Sau đó hình phạt này với tên gọi “mất quyền công dân” được quy định trong các Sắc lệnh số 133 ngày 20/01/1953 về trừng trị tội phản cách mạng; Sắc lệnh số 149-SL, Sắc lệnh số 150-SL và Sắc lệnh số 151-SL ngày

12/4/1953 về chính sách ruộng đất. Các Sắc lệnh trên được quy định chi tiết bởi Nghị định số 264-TTg ngày 01/5/1953 của Chính phủ. Điều 5 của Nghị định đã quy định rõ “đối với những hành động phạm pháp của địa chủ, việt gian, cường hào gian ác chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng tham gia cải cách ruộng đất nếu bị kết án phạt tù hoặc quản chế thì trong thời gian đó cũng bị mất quyền công dân, nếu bị phạt tù từ 10 năm trở lên thì bị mất quyền công dân suốt đời, nếu bị phạt tù dưới 10 năm thì sau khi mãn hạn tù sẽ mất quyền công dân trong thời gian bằng thời gian tù”. Sắc luật số 175-SL ngày 18/8/1953 về quản chế cũng có quy định tại Điều 6 “Kẻ bị quản chế bị mất quyền công dân trong thời gian quản chế”, tuy nhiên pháp luật lại không quy định rõ người bị quản chế mất những quyền công dân nào. Đến Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng do UBTV Quốc hội ban hành ngày 30/10/1967 thì hình phạt đang nghiên cứu đã có quy định khá rõ ràng về nội dung và thời hạn áp dụng (khoản 1 Điều 18). Pháp lệnh này quy định rõ những người bị kết án bị tước từ 2 đến 5 năm những quyền lợi của công dân như sau: quyền bầu cử và ứng cử; quyền làm việc trong biên chế Nhà nước và trong các tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân; quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

- Hình phạt Tịch thu tài sản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay tại Điều 4 Sắc luật số 33C-SL ngày 13/9/1945 đã có quy định về

hình phạt tịch thu tài sản “án từ có thể tuyên: 1- Tha bổng. 2- Tịch thu một phần hay tất cả tài sản. 3- Phạt tù từ một năm đến mười năm. 4- Xử tử”. Sắc luật số 223-SL ngày 27/11/1946 về trừng trị tội nhận hối lộ cũng quy định tại

điều thứ nhất:…Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến

"Người phạm tội hối lộ nói ở Điều 5 và Điều 6 có thể bị phạt tiền đến 5 lần giá trị của hối lộ hoặc bị tịch thu một phần hay là toàn bộ tài sản của mình".

Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng do UBTV Quốc hội ban hành ngày 30/10/1967, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân được UBTV Quốc hội ban hành ngày 21/10/1970, Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ngày 20/5/1981, Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30-6-1982 đều có những quy định về hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản là các hình phạt bổ sung.

Tóm lại, qua nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước khi có BLHS năm 1985 cho chúng ta được thấy đã có sự xuất hiện đầy đủ các hình phạt không tước tự do, đó là các hình phạt: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản.

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên có thể rút ra một số nhận xét về hình phạt không tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 như sau:

Các hình phạt không tước tự do chưa được quy định rõ ràng, thiếu nội dung và điều kiện áp dụng, chưa phân biệt rõ ranh giới giữa biện pháp hành chính và hình phạt, giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Do chưa có hệ thống hình phạt hoàn chỉnh, các hình phạt không tước tự do được quy định trong nhiều văn bản pháp luật hình sự khác nhau, nên không thể sắp xếp chúng vào một trật tự nhất định để thấy rõ thứ bậc về tính nghiêm khắc giữa các hình phạt.

Các hình phạt không tước tự do xuất hiện trong thời gian này cho thấy

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam 3 (Trang 29)