Tham khảo kinh nghiệm của nƣớc ngoài về về việc bổ sung các hình phạt không tƣớc tự do

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam 3 (Trang 100)

- Hình phạt tƣớc một số quyền công dân

3.5. Tham khảo kinh nghiệm của nƣớc ngoài về về việc bổ sung các hình phạt không tƣớc tự do

hình phạt không tƣớc tự do

Khi BLHS được sửa đổi tổng thể, các nhà lập pháp cần tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài về về việc bổ sung các hình phạt không tước tự do nhưng vẫn đảm bảo quản lý người bị kết án bằng cách áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao trong việc giám sát người bị kết án như đeo vòng điện tử, quản thúc tại gia và đeo vòng định vị... . Trong điều kiện khoa học công nghệ ở nước ta như hiện nay chắc chắn là sẽ thực hiện các biện pháp này, vấn đề này phụ thuộc vào quyết tâm và khả năng thay đổi thói quen với việc áp dụng, thi hành các hình phạt mang tính truyền thống của các cơ quan chức năng. Việc bổ sung, đa dạng hoá nhiều loại hình phạt không tước tự do càng thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật và giảm bớt gánh

nặng cho xã hội khi phải chi phí cho việc tập trung cải tạo số người kết án quá lớn, gây nên tình trạng quá tải trong các nhà tù.

Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy chế chấp hành các hình phạt không tước tự do. Mặc dù BLHS có quy định về tội không chấp hành án (Điều 304) nhưng thực tế có rất ít người không chấp hành án bị truy cứu TNHS. Vì vậy việc nghiên cứu hạn chế hình phạt tù và thay vào đó là các hình phạt khác nhẹ hơn phải được thi hành nghiêm túc, đúng như yêu cầu đặt ra trong nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là "xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành".

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam 3 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)