MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008 VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 89)

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008 VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật thi hành án dân sự

năm 2008 về thủ tục thi hành án dân sự

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung kết cấu Chương 3 Luật thi hành án dân sự quy định về thủ tục thi hành án dân sự

Chương 3 Luật THADS quy định về thủ tục THADS, gồm 40 điều. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, nội dung của Chương này mới chỉ bao gồm các điều luật quy định có tính chất thủ tục chung về thủ tục THADS, chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các thủ tục THADS theo yêu cầu và cơ quan thi hành án chủ động THADS. Đặc biệt chưa có các quy định cụ thể về thủ tục thi hành án trong trường hợp các bên đương sự, tự nguyện, thoả thuận thi hành án.

Thực tiễn THADS chỉ ra rằng, trong mỗi trường hợp cụ thể nêu trên cần có những quy định về thủ tục khác nhau. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung kết cấu Chương 3 Luật THADS theo hướng quy định về thủ tục THADS trong các trường hợp cụ thể để thuận tiện cho cơ quan thi hành án, đương sự thực hiện.

3.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Theo quy định tại các Điều 30 và Điều 31 Luật THADS, quy định về việc thi hành án theo đơn của người được thi hành án (hoặc người phải thi hành án) thì họ phải làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành, đồng thời phải cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án nắm được. Để có sự thống nhất về việc nhận đơn, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn cần có quy định chi tiết về việc nhận đơn yêu cầu thi hành án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ cũng như tránh sự lúng túng của chấp hành viên cơ quan THADS. Đồng thời, "không nên quy định trong đơn yêu cầu thi hành án

buộc người được thi hành án phải cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án tại Điều 31 và Điều 44 Luật THADS và các điều 4, Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP" [19, tr. 5]. Việc cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nên được khuyến khích, chứ không bắt buộc. Tuy nhiên, Luật THADS phải quy định rõ trong trường hợp người phải thi hành án cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án phải bảo đảm tính xác thực những thông tin đó, trách nhiệm của người cung cấp thông tin và hậu quả pháp lý của việc cung cấp sai thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

3.2.1.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục thông báo thi hành án dân sự

Thông báo trong THADS đã được quy định trong Luật THADS đã dành 05 điều luật (từ Điều 39 đến Điều 43) quy định về vấn đề thông báo THADS. Như vậy, Luật THADS cùng với các văn bản dưới luật đã dành không nhỏ những điều luật quy định về thông báo thi hành án, nhưng những quy định này lại chưa cụ thể, mang tính chung chung. "Qua nghiên cứu các quy định về thông báo thi hành án cho thấy cần thiết phải quy định những loại văn bản cần thông báo theo phương pháp liệt kê" [12, tr. 9]. Quy định cụ thể đối với từng công đoạn tiến hành thủ tục thi hành án. Ví dụ từ khi nhận đơn đến khi ra quyết định thi hành án thì phải có những thông báo gì? Thông báo cho ai? Hay khi tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản cần thông báo những gì v.v. Có như vậy thủ tục về thông báo mới được tiến hành chặt chẽ và đầy đủ.

Cần có hướng dẫn chi tiết hơn nữa về quy định trách nhiệm của đơn vị thực hiện việc thông báo và xác định rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình tiến hành thủ tục thông báo. Việc quy định chặt chẽ về đối tượng, trình tự, thủ tục thông báo nhằm đảm bảo cho thông tin đến được với sự đương sự, người liên quan, nếu không gắn trách nhiệm của các bên đối với việc thông

báo thi hành án rất dễ xảy ra tình trạng tắc trách, gây hậu quả xấu trong công tác THADS.

Mạnh dạn xã hội hoá công việc thông báo nhằm tiếp kiệm thời gian và công sức của chấp hành viên, để giảm tải công việc cho chấp hành viên, góp phần giảm thủ tục hành chính không cần thiết.

3.2.1.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xác minh thi hành án dân sự

Như đã trình bày ở phần trên, quy định người được thi hành án có trách nhiệm xác minh, cung cấp thông tin hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là một bước đột phá có ý nghĩa thực tiễn cao, tạo cho người dân thói quen chủ động tự bảo vệ mình trong các giao dịch dân sự trước khi nhờ tới sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Mặt khác, những quy định này còn góp phần làm rõ thêm các quan hệ pháp luật trong quá trình THADS, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình đó. "Điều 44 Luật THADS quy định trách nhiệm của người được thi hành án trong việc xác minh điều kiện thi hành án, song để thực hiện được quy định mới này rất khó khăn, bất cập và không có tính khả thi trong thực tế" [33, tr. 4]. Do đó cần sửa đổi, bổ sung điều luật này theo hướng thông tin về điều kiện thi hành án do người được thi hành án cung cấp là không bắt buộc.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật THADS cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng Điểm đ Khoản 1 Điều 31

Luật THADS về nội dung đơn yêu cầu phải có "Thông tin về tài sản hoặc

điều kiện thi hành án của người phải thi hành án." Văn bản hướng dẫn này

cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Phải xác định rõ đơn yêu cầu thi hành án phải có "Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án" thì thông tin này thể hiện bằng các giấy tờ, kết quả xác minh kèm theo đơn yêu cầu hay chỉ cần ghi thông tin đó trực tiếp lên đơn yêu cầu là hợp lệ;

- Xây dựng biểu mẫu, quy định về hình thức, nội dung xác minh để tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự khi tự mình thực hiện việc xác minh, đồng thời tạo sự thống nhất giữa các cơ quan thi hành án trong việc thụ lý đơn yêu cầu thi hành án;

- Quy định cụ thể những trường hợp cần thiết phải có kết quả xác minh của đương sự kèm theo đơn yêu cầu thi hành án và những trường hợp không bắt buộc phải có kết quả xác minh cũng như thông tin kèm theo. Như đã phân tích, không phải mọi trường hợp yêu cầu thi hành án đều liên quan đến tài sản. Hơn nữa có những tranh chấp đối tượng là những tài sản cụ thể đã được nêu rõ trong bản án, quyết định. Do đó, việc yêu cầu cung cấp thông tin hay kết quả xác minh trong những trường hợp này là thừa và không hợp lý;

- Đối với những trường hợp việc cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là điều kiện bắt buộc, thì cần phải có những quy định mang tính định lượng tương đối thể hiện trong nội dung của kết quả xác minh. Nghĩa là, cần quy định kết quả xác minh phải thể hiện được nội dung người phải thi hành án có điều kiện thi hành, có tài sản để tránh trường hợp đương sự chỉ thực hiện việc xác minh như là một biện pháp đối phó với thủ tục nhận đơn mà không có giá trị thi hành trên thực tế.

Ngoài ra, phải quy định rõ một số vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm xác minh của đương sự. Thứ nhất, quy định cụ thể về phạm vi, trách nhiệm của cơ quan thi hành án trong những trường hợp đương sự cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Đối với những trường hợp này thì cơ quan thi hành án chỉ xử lý tài sản đã được đương sự cung cấp thông tin, hay cơ quan thi hành án được quyền chủ động tiến hành xác minh và xử lý bất kỳ tài sản nào khác của người phải thi hành án, hay chỉ tiến hành xác minh xử lý khi có yêu cầu của người được thi hành án? "Những vấn đề này cần được quy định rõ để tạo sự chủ động, linh hoạt cho cơ quan thi hành án cũng như đương sự trong quá trình giải quyết việc thi hành

án. Thứ hai, cần có văn bản hướng dẫn việc thu khoản phí xác minh" [33, tr. 7] khi đương sự yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh để có cơ sở thu, chi khoản phí này một cách rõ ràng minh bạch, tránh những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra. Bên cạnh đó cũng nên quy định cả khoản phí xác minh khi đương sự yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Vì trong trường hợp này nơi nắm giữ thông tin đóng vai trò là bên cung cấp dịch vụ vì vậy họ cũng cần phải được trả một khoản phí nhất định. Khoản phí này còn có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của bên cung cấp thông tin. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm bảo mật thông tin đối với đương sự khi tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, những thông tin họ được cung cấp chỉ được sử dụng để phục vụ cho việc giải quyết việc thi hành án. Ngoài những vấn đề trên thì pháp luật về THADS cũng như các ngành luật có liên quan phải có những chế tài cụ thể để xử lý những trường hợp từ chối cung cấp thông tin cho đương sự mà không có lý do chính đáng. Thứ ba, nên có quy định về tỉ lệ ưu tiên thanh toán cho người cung cấp thông tin, kết quả xác minh chính xác được công nhận làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án trong trường hợp một người phải thi hành án cho nhiều người. Quy định này nhằm khuyến khích những người được thi hành án tích cực, chủ động hơn trong việc xác minh điều kiện thi hành án, tránh trường hợp những người này đùn đẩy việc xác minh cho nhau hoặc cố tình che dấu thông tin tài sản. Trường hợp người được thi hành án cố tình không cung cấp thông tin tài sản cho cơ quan thi hành án đã xảy ra trên thực tế, vì họ biết nếu cung cấp thông tin tài sản của người phải thi hành án, thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên, phát mãi và thanh toán cho những người cùng được thi hành án mà không ưu tiên thanh toán cho người cung cấp thông tin vì tài sản này không phải là tài sản bảo đảm cho khoản vay của họ. Người này đã chấp nhận để cho cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu cho tất cả những người được thi hành án. Sau đó chờ "cơ hội" để một mình làm đơn yêu cầu thi hành án trở lại. Thứ tư, việc quy định người được thi hành án có trách nhiệm xác minh, cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác THADS. Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm của người được thi hành án trong quá trình giải quyết việc thi hành án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay việc đương sự tự mình xác minh điều kiện thi hành án không phải là một công việc dễ dàng thực hiện. Vì ngay cả Chấp hành viên khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án cũng gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Hơn nữa, có những loại việc cần có sự can thiệp kịp thời của cơ quan Nhà nước để đảm bảo quyền lợi của người dân. Ví dụ: các khoản được thi hành án của người lao động, khoản cấp dưỡng nuôi con… Bên cạnh đó cũng có những nghĩa vụ không xuất phát từ các giao dịch dân sự thông thường như các khoản bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe… trong các vụ án hình sự. Do đó, pháp luật về THADS cần có những quy định mở để tạo điều kiện cho những người thực sự không có khả năng tiến hành việc xác minh hoặc những người cần được pháp luật

bảo vệ được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh và thụ lý giải quyết.

Trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được đưa ra thi hành ngay thì người được thi hành án không phải tiến hành xác minh mà chấp hành viên phải tiếp nhận việc xác minh ngay từ đầu nhằm đáp ứng kịp thời tính cấp thiết của nghĩa vụ. Trường hợp người cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án là cá nhân thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận tính chân thực của thông tin và làm cơ sở quy trách nhiệm nếu thông tin đó là không chính xác.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các quy định của Luật thi

hành án dân sự năm 2008 về thủ tục thi hành án dân sự

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thi hành án dân sự

Khi có những chính sách, quy định pháp luật mới ra đời thì vấn đề quan trọng nhất để đưa những chính sách, quy định đó vào cuộc sống, chính

là công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi người cùng biết cùng thực hiện. Luật THADS đã có hiệu lực thi hành hơn bốn năm. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến Luật THADS còn có những hạn chế nhất định, chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan truyền thông. Vì vậy, số người dân biết về Luật THADS còn rất hạn chế, thậm chí nhiều cán bộ của cơ quan Nhà nước có liên quan đến công tác THADS cũng không biết đến sự ra đời của Luật THADS. Do đó, trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật THADS nói chung và những quy định về thủ tục THADS nói riêng.

Đối với những điểm quan trọng của Luật THADS thì phải tạo thành những điểm nhấn trong công tác tuyên truyền để giúp người dân dễ hiểu, dễ nhớ. Trong công tác tuyên truyền, bên cạnh những kênh thông tin truyền thống còn có một kênh khác đóng vai trò rất quan trọng đó là thông qua tiếp xúc giữa công chức thi hành án và với các đương sự. Đối với những quy định mới, mang tính đột phá, thông thường khi ban hành sẽ gặp phải nhiều luồng ý kiến, nhiều phản ứng khác nhau, có khi là trái chiều. Vì vậy, Chấp hành viên phải là người nắm rõ các quy định đó và phải biết giải thích làm sao cho đương sự và mọi người hiểu, đồng thuận tự nguyện thực hiện những quy định này. Để làm được điều đó, người làm công tác tuyên truyền, đặc biệt là Chấp hành viên ngoài việc nắm vững các quy định của Luật THADS còn phải hiểu rõ cơ sở lý luận của các quy định đó và còn phải có thêm một số kỹ nằng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải thích thuyết phục… Làm tốt công tác tuyền truyền, phổ biến Luật THADS là bước đầu quan trọng tạo tiền đề cho sự thành công của các chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và Luật THADS nói riêng.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức thi hành án dân sự của Chấp hành viên và cán bộ thi hành dân sự

Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung Luật THADS để tạo cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)