THỦ TỤC CẤP, CHUYỂN GIAO VÀ GIẢI THÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH 1 Thủ tục cấp và chuyển giao bản án, quyết định

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 40)

2.1.1. Thủ tục cấp và chuyển giao bản án, quyết định

2.1.1.1. Thủ tục cấp bản án, quyết định

Cấp bản án, quyết định là thủ tục do cơ quan có thẩm quyền là Toà án thực hiện với các đương sự nhằm thông báo cho các đương sự biết được bản án, quyết định đó đã có hiệu lực thi hành trên thực tế để họ chủ động trong việc tự nguyện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoặc yêu cầu cơ quan THADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Việc cấp bản án, quyết định cho đương sự là nhiệm vụ của Tòa án nơi đã ra bản án, quyết định đó.

Theo Điều 27 Luật THADS thì: "Tòa án đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật này phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có

ghi rõ chữ "để thi hành". Chữ "để thi hành" trên mỗi bản án, quyết định là việc xác nhận bản án, quyết định dân sự đó đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được đem ra thi hành ngay và đây được coi là thủ tục hợp pháp, có giá trị pháp lý trên thực tế và buộc các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ. Thời điểm Tòa án cấp bản án, quyết định cho đương sự được tính như sau: Nếu đương sự có mặt tại tòa thì Tòa án phải giao tận tay bản án, quyết định đó cho đương sự và thời điểm cấp tính từ ngày giao bản án, quyết định đó cho họ. Nếu đương sự vắng mặt thì thời điểm cấp được tính từ ngày người đó ký nhận được bản án, quyết định; trong trường hợp Tòa án phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì thời điểm cấp được tính tư khi niêm yết.

2.1.1.2. Thủ tục chuyển giao bản án, quyết định

Chuyển giao bản án, quyết định dân sự là việc Tòa án chủ động giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS có thẩm quyền để tiến hành tổ chức việc thi hành án (Khoản 2 Điều BLTTDS). Thời điểm chuyển giao được xác định như sau:

- Đối với những trường hợp thông thường: Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đối với các bản án, quyết định quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 2 Luật THADS.

- Đối với trường hợp bản án, quyết định cần được thi hành ngay thì thời hạn chuyển giao là 15 ngày, kể từ ngày ra bản án quyết định.

- Trong những trường hợp cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, do tính cấp thiết phải thực hiện ngay nếu không các đương sự có hành vi tẩu tán tài sản, tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng…thì thời hạn chuyển giao là ngay sau khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp mà Tòa án cần phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS trong thời hạn nhất định nhằm

bảo đảm hiệu quả cho việc tổ chức thi hành án sau này. Bản án, quyết định được chuyển giao có thể là đã có hiệu lực pháp luật (Khoản 1 Điều 2 Luật THADS) hoặc cũng có thể là bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật (Khoản 2 Điều 2 Luật THADS).

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các hoạt động như: kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng, thu giữ tài liệu có liên quan…đến việc thi hành án thì khi chuyển giao, Tòa án phải gửi kèm bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, tài liệu có liên quan cho cơ quan thi hành án.

2.1.2. Thủ tục giải thích bản án, quyết định

Giải thích bản án, quyết định là thủ tục do Tòa án thực hiện nhằm để các đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định và làm sáng tỏ những điểm chưa rõ ràng trong bản án, quyết định để thi hành. Việc giải thích bản án, quyết định được thực hiện trong quá trình THADS. Hiện nay, Luật THADS không quy định cụ thể, rõ ràng ai có quyền yêu cầu giải thích bản án, quyết định; thời hạn và thẩm quyền giải thích, song có thể căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 382 BLTTDS để xác định. Theo đó, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản đến Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích bản án, quyết định. Chỉ những chủ thể này mới có quyền yêu cầu Tòa án giải thích bản án, quyết định vì họ là những người có liên quan đến việc thi hành. Việc yêu cầu giải thích bản án, quyết định phải được làm bằng văn bản có chữ ký của bên làm đơn yêu cầu. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Tòa án phải có văn bản trả lời về việc giải thích bản bản án, quyết định trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn và gửi công văn giải thích đó cho bên có yêu cầu, VKSND cùng cấp, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Thẩm quyền giải thích bản án, quyết định là Thẩm phán ra quyết

định hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa phối hợp với Hội thẩm nhân dân thực hiện. Bởi chỉ có Thẩm phán đó là người trực tiếp giải quyết vụ án nên có thể giải thích đúng đắn nhất, rõ ràng nhất về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong bản án, quyết định. Trong trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Tòa án thì Chánh án có trách nhiệm giải thích bản án quyết định đó.

Việc giải thích bản án, quyết định phải trên cơ sở của biên bản phiên tòa hoặc biên bản nghị án vì đó là những căn cứ quan trọng ghi nhận những tình tiết, sự kiện của vụ án trước khi tuyên bản án, quyết định.

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 40)