2.4.1. Thủ tục thông báo về việc thi hành án dân sự
Trong tổ chức thi hành án, thủ tục thông báo thi hành án có ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc thông báo, người được thông báo sẽ biết được quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình để thực hiện. Thông báo về thi hành án là việc người có thẩm quyến thực hiện việc chuyển tải giấy tờ chứa đựng thông tin về thi hành án cho người được thông báo theo trình tự thủ tục nhất định. Vì vậy, khi đã thụ lý thi hành án thì cơ quan THADS phải tiến hành thông báo về thi hành án. Việc thông báo này được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật THADS.
Trong quá trình thi hành án có nhiều loại giấy tờ cần thông báo. Tuy nhiên, để thi hành án thì cơ quan THADS cần phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan các loại giấy tờ sau: Quyết định về thi hành án, giấy báo thi hành án (giấy báo tự nguyện thi hành án và giấy báo đương sự đến giải quyết thi hành án), giấy triệu tập thi hành án (do Chấp hành viên lập để triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở cơ quan THADS hoặc trụ sở Uỷ ban nhân dân (UBND) xã để thực hiện việc thi hành án) và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án.
Người được nhận thông báo là đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã ra bản án, quyết định, chính quyền xã nơi người phải thi hành cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành làm việc.
Hình thức thông báo thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Theo Khoản 3 Điều 39 Luật này thì: "Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức,cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng" [29].
Thời hạn thông báo là 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì thời hạn thông báo cần phải thực hiện ngay. Thủ tục thông báo được thực hiện theo quy định tại các Điều 40, Điều 41 Luật THADS và Điều 7 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP. Đối với thủ tục thông báo trực tiếp, Điều 40, Điều 41 Luật THADS quy định Chấp hành viên, công chức là công tác thi hành án giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo; hoặc có thể do bưu tá, người được cơ quan THADS ủy quyền, tổ chức tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp thực hiện... Nếu trong trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó, nếu không gây trở ngại cho cơ quan THADS. Khi có sự thay đổi về địa chỉ liên lạc thì người được thông báo phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan THADS biết để thực hiện thông báo được xác định theo địa chỉ trước đó sẽ được coi là hợp lệ.
Trong trường hợp không thể thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật THADS thì việc thông báo được thực hiện theo hình thức niêm yết công khai quy định tại Điều 42 Luật THADS. Theo Khoản 1 Điều 42 Luật này thì có 4 trường hợp sẽ được niêm yết công khai:
- Không xác định rõ địa chỉ của người được thông báo;
- Người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú;
- Người được thông báo có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo;
Khi thuộc một trong bốn trường hợp trên đây thì việc thông báo được thực hiện theo hình thức niêm yết công khai. Cơ quan THADS sẽ trực tiếp hoặc ủy quyền cho UBND cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết. Theo khoản 2 Điều 42 Luật THADS thì văn bản thông báo được niêm yết tại trụ sở cơ quan THADS, trụ sở UBND cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo. Với quy định, hiện đang có hai cách hiểu khác hẳn nhau. Cách hiểu thứ nhất cho rằng, Điều luật này quy định hai địa điểm phải niêm yết văn bản thông báo, đó là:
- Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan THADS;
- Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo.
Cách hiểu thứ hai cho rằng, văn bản thông báo cần được dán (hoặc treo) tại ba địa điểm:
- Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan THADS; - Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở UBND cấp xã;
- Niêm yết văn bản thông báo tại nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo.
Việc hiểu đúng các quy định trên là cần thiết, để tránh việc áp dụng không thống nhất mỗi nơi một kiểu. Cần phải nói thêm rằng, trong quá trình xây dựng Luật THADS nói chung và đặc biệt là xây dựng các quy định về thông báo thi hành án nói riêng, các quy định của BLTTDS đã được nghiên cứu, tham khảo và kế thừa, phù hợp với những yêu cầu và đặc thù của hoạt động tổ chức THADS. Với tinh thần đó, Điều 42 của Luật THADS đã kế thừa một cách cơ bản quy định của Điều 154 BLTTDS.
Như vậy, ngoài cơ quan thi hành án và UBND cấp xã, Điều 42 Luật THADS chỉ bổ sung quy định về việc cơ quan THADS ủy quyền cho cá nhân,
tổ chức khác thực hiện việc niêm yết. Còn quy định về nơi (địa điểm) niêm yết thông báo thì Luật THADS quy định như BLTTDS. Trên tinh thần đó, cần khẳng định rằng, địa điểm niêm yết công khai văn bản thông báo theo cách hiểu thứ hai là hoàn toàn có lý, phù hợp với ý chí của người làm luật. Bởi, trụ sở cơ quan THADS là nơi cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức thi hành vụ việc. Hàng ngày, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong quá trình thi hành án đến trụ sở cơ quan THADS để giải quyết việc thi hành án. Việc niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã là trụ sở của cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, là nơi gần dân nhất, hàng ngày giải quyết các công việc của công dân sở tại. Do đó, nếu không thông báo được cho người được thông báo về thi hành án thì việc niêm yết tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cần thiết. Việc niêm yết tại nơi cư trú của đương sự cũng là cơ hội để đương sự được biết về văn bản thông báo.
Khi thực hiện niêm yết công khai, người thực hiện niêm yết phải lập biên bản về việc niêm yết công khai. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến. Pháp luật đòi hỏi người thực hiện niêm yết cần lập biên bản với những nội dung chính như trên là để có cơ sở khẳng định việc thông báo về thi hành án đã được thực hiện chính xác, biên bản được lưu vào hồ sơ thi hành án.
Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ.
Như vậy, quy định về thông báo về thi hành án nói chung và quy định về thủ tục niêm yết công khai văn bản thông báo nói riêng là một trong những điều luật có nhiều điểm mới ưu việt của Luật THADS so sánh với Pháp lệnh THADS năm 2004. Những điểm mới này đã khắc phục được những khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan THADS gặp phải khi thi hành Pháp lệnh THADS năm 2004 trong thực tiễn tổ chức thi hành án thời gian qua. Việc thông báo
cho các đương sự biết về thi hành án được thực hiện đúng quy định sẽ hạn chế được những khiếu nại, tố cáo không đúng pháp luật về thi hành án của đương sự; giảm thiểu khiếu nại tố cáo không đúng pháp luật về thi hành án đối với Cơ quan thi hành án và thời gian công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, Cơ quan thi hành án phải báo cáo hoặc gửi các tài liệu, giấy tờ về thi hành án đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trong phạm vi nhất định phải được chuyển tải tới những người tham gia vào hoạt động thi hành án. Các quy định này đòi hỏi Cơ quan thi hành án phải công khai, thể hiện phải minh bạch hoá hoạt động của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án để các cơ quan chức năng phát hiện những sai sót, lệch lạc trong hoạt động thi hành án, kịp thời uốn nắn, bảo đảm thủ tục thi hành án đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng Cơ quan thi hành án tuỳ tiện, quan liêu, dẫn đến vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án.
2.4.2. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Để tổ chức việc thi hành án được nhanh chóng và đúng đắn, ngoài việc nắm vững nội dung quyết định của bản án, quyết định dân sự, nội dung yêu cầu thi hành án của đương sự thì cơ quan THADS còn phải nắm vững được những vấn đề liên quan đến việc thi hành án như: địa chỉ, tình hình, tài sản, thu nhập của người phải thi hành án... Trong THADS thì người được thi hành án có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan đến thi hành án cho cơ quan THADS, nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp họ không có điều kiện cung cấp vì người phải thi hành án giấu giếm các thông tin về tài sản, thu nhập của mình nhằm trốn tránh việc thi hành án hay khi các cơ quan, tổ chức hữu quan không cung cấp cho người được thi hành án... Bởi vậy, thủ tục xác minh điều kiện thi hành án là phù hợp và cần thiết.
Xác minh điều kiện thi hành án là công việc do Chấp hành viên thực hiện theo quy định của pháp luật về xác định các vấn đề liên quan đến thi
hành án. Thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật THADS và Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP:
- Chủ thể có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án, nếu là án chủ động thi hành án thì Chấp hành viên có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; nếu thi hành án theo đơn yêu cầu, người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.
- Thời hạn xác minh điều kiện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay để đảm bảo cho quá trình tổ chức thi hành án.
- Việc xác minh thi hành án phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, cơ quan cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.
Theo Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP, người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ yêu cầu, nếu từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Kết quả của việc xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp.
Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình các tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh
tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả. Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng, kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp người phải thi hành án phải thi hành đồng thời cả khoản nghĩa vụ thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án thuộc diện Thủ trưởng cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành án thì xác minh điều kiện thi hành án của đương sự được Chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khoản nghĩa vụ thuộc diện chủ động.
Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khác cung cấp. Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm còn phải xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó.
Đối với người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia làm rõ các nội dung cần xác minh.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp. Đối với những trường hợp thuộc diện chủ động thi hành án mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.
Nếu người phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Nếu người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án mà đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh giữa các lần không được quá một năm. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi, có thể sau khoảng thời gian xác minh lần đầu người phải thi hành có sự thay đổi về tài sản, thu nhập...
Đối với những trường hợp xác minh theo đơn yêu cầu thì được thi hành án có nghĩa vụ chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án và yêu cầu thi hành án trở lại trong trường hợp Thủ trưởng cơ