SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 31)

VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950

Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công, để xây dựng và củng cố chính quyền mới Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có các quy định liên quan đến vấn đề THADS. Theo Sắc lệnh ngày 10/10/1945 về việc cho tạm thời giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam nếu những luật lệ ấy không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và

chính thể dân chủ cộng hòa và Nghị định số 37 ngày 01/12/1945 về tổ chức Bộ Tư pháp thì tổ chức THADS sẽ tồn tại dưới hai hình thức: Thừa phát lại và ban tư pháp xã. Như vậy, hoạt động THADS không có gì thay đổi so với thời kỳ trước, song việc chính thức thành lập ban tư pháp xã là một sự thay đổi lớn, chính thức có thêm một cơ quan chức năng thực hiện công tác THADS. Mặc dù tồn tại hai lực lượng thi hành nhưng việc thi hành án dù do thừa phát lại hay ban tư pháp xã tiến hành điều thể hiện quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Thừa phát lại thực hiện THADS ở khu vực thành thị, ban tư pháp xã thực hiện việc thi hành án ở nông thôn.

Trong các văn bản pháp luật này cũng quy định rõ những nguyên tắc thể thức chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án và xác định trách nhiệm của thừa phát lại, nhấn mạnh vai trò của ban tư pháp xã, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc THADS. Điều này đã cho thấy thời kỳ này Nhà nước không chỉ tôn trọng quyền định đoạt của đương sự trong giao lưu dân sự, thường thương sự và tố tụng mà còn thể hiện việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong hoạt động THADS.

Có thể nói, trong giai đoạn này, THADS thể hiện rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa nhà nước và tổ chức phi nhà nước trong THADS. Hoạt động THADS vừa được cơ quan công quyền, trực tiếp là Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện, vừa do tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức Thừa phát lại đảm nhận.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1989

Sang tới giai đoạn năm 1950 đến 1989 thì các quy định về thủ tục THADS đã có những bước phát triển mới. Thủ tục THADS được quy định trong Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 của Hồ Chí Minh về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960, Luật tổ chức VKSND năm 1960 v.v... Đây là cơ sở tạo nên sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong tổ chức và hoạt động THADS. Trong lĩnh THADS,

Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục THADS như Thông tư số 4176/HCTP ngày 28/11/1957 của Bộ Tư pháp quy định về cưỡng chế thi hành án, Thông tư 4296/DS ngày 09/12/1957 của Bộ Tư pháp quy định về thứ tự ưu tiên trong chia tiền thi hành án v.v... Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960 và Luật tổ chức VKSND năm 1960 các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục THADS như Thông tư số 01/TTg ngày 01/01/1966 của Thủ tướng Chính phủ về việc các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, đơn vị quân đội giúp đỡ thi hành án những bản án về hôn nhân và gia đình xử người công nhân, viên chức, quân nhân phải cấp tiền nuôi dưỡng cho vợ con, Thông tư số 01/NCPL ngày 11/02/1966 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về việc chấp hành án về khoản bồi thường, Thông tư số 442/TC ngày 04/7/1968 của TANDTC về đẩy mạnh công tác thi hành án, Quyết định số 186/TC ngày 13/10/1972 của Chánh án TANDTC về tổ chức, nhiệm vụ của Chấp hành viên v.v... Đến năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất các văn bản THADS nói trên vẫn được thực hiện. Trong giai đoạn này Chấp hành viên có quyền cho đương sự một thời gian để tự nguyện thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế mà pháp luật cho phép sau khi có sự thỏa thuận với công an nơi Chấp hành viên công tác, yêu cầu lực lượng bảo vệ trật tự trị an giúp sức khi cần thiết, đề nghị Tòa án có thẩm quyền cho hoãn, tạm đình chỉ thi hành án và những thủ tục khác về THADS. Ngoài ra pháp luật cũng Quy định trách nhiệm của Ủy ban hành chính xã, phường và các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ THADS.

Nhìn chung ở thời kỳ này có thể khẳng định thủ tục THADS đã bước đầu được quy định khá cụ thể và khẳng định được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của rất nhiều văn bản pháp luật có tính chất quyết định trong nhiều lĩnh vực, là cơ sở tạo nên sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong tổ chức và hoạt động THADS.

Sự ra đời Hiến pháp năm 1980 là cơ sở pháp lý cho việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật khác có liên quan như LTCTAND năm 1981, Quyết định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã giao cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm công tác quản lý TAND địa phương về mặt tổ chức, trong đó có công tác THADS. Thông tư liên ngành số 472/TTLN ngày 18/7/1982 của của Bộ Tư pháp và TANDTC quy định về quản lý THADS trong phạm vi cả nước; Thông tư số 637/TTTHA của Bộ tư pháp ban hành ngày 28/5/1985 quy định về trình tự thủ tục THADS, trong đó quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục THADS.

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2008

Phải khẳng định đây là giai đoạn phát triển có tính chất vượt bậc của pháp luật về thủ tục THADS. Bởi lẽ, trong giai đoạn này đã có rất nhiều văn bản pháp quy cụ thể liên quan tới thủ tục THADS, tạo khung pháp lý quan trọng cho việc tổ chức, thực hiện các hoạt động THADS.

Đầu tiên phải kể đến sự ra đời của Pháp lệnh THADS đầu tiên của nước ta được của Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 28/8/1989 và có hiệu lực thi hành từ này ngày 01/1/1990. Pháp lệnh này bao gồm bảy chương với 43 điều luật quy định về đối tượng, thẩm quyền, thủ tục THADS, quyền hạn của chấp hành viên và việc xử lý vi phạm trong THADS. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất về THADS đầu tiên được ban hành ở nước ta. Việc ban hành Pháp lệnh THADS năm 1989 đã tạo ra bước ngoặt trong công tác THADS. Sau khi ban hành Pháp lệnh này, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như Thông tư liên ngành số 05- 89/TTLN ngày 06/12/1989 của TANDTC, Bộ Tài chính và Ủy ban vật giá nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định của PTHADS về hội đồng định giá; Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07/12/1989 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Tư pháp hướng dẫn quy

định của Pháp lệnh THADS năm 1989 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc kiện toàn tổ chức và hoạt động THADS nói chung và thủ tục THADS nói riêng.

Theo đó, công tác thi hành án vẫn do Tòa án thực hiện, nhưng đã có sự chuyên môn hóa giữa các cán bộ làm nhiệm vụ xét xử và các cán bộ làm nhiệm vụ thi hành án; đồng thời sẽ song song tồn tại hai cơ chế, một là cơ chế chủ động thi hành án của Tòa án và hai là cơ chế THADS theo đơn yêu cầu của đương sự, với những thủ tục THADS khá cụ thể và rõ ràng. Việc ra quyết định THADS sẽ do Chánh án TAND thực hiện, Chấp hành viên là người trực tiếp tổ chức việc THADS. Điểm mới của văn bản pháp luật này là đã đề cao quyền tự định đoạt của đương sự trong THADS và xác định rõ chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ làm công tác THADS. Tuy nhiên, việc Tòa án thực hiện kiêm nhiệm hai chức năng này là một gánh nặng rất lớn, đồng thời nó còn không đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong hoạt động THADS.

Tiếp đó, Luật tổ chức Chính phủ năm 1992, Luật tổ chức TAND năm 1992 đã đặt ra nguyên tắc nền tảng cho quá trình cải cách tư pháp, trong đó có công tác THADS, Nghị quyết về việc bàn giao công tác THADS từ TAND các cấp sang các cơ quan của Chính phủ được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 06/10/1993. Để triển kahi thực hiện các văn bản này, ngày 21/4/1993 Pháp lệnh THADS năm 1993 được ban hành thay thế cho Pháp lệnh THADS năm 1989. Pháp lệnh THADS năm 1993 có hiệu lực từ ngày 01/36/ 1993 bao gồm bảy chương với 50 điều luật. So với Pháp lệnh THADS năm 1989 thì Pháp lệnh THADS năm 1993 quy định về thẩm quyền, thủ tục THADS, quyền hạn của Chấp hành viên và việc xử lý vi phạm trong THADS cụ thể hơn. Thực hiện theo Pháp lệnh THADS năm 1993, công tác THADS được bàn giao từ Tòa án sang cơ quan Chính phủ, từ đó Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản pháp luật quy định về tổ chức, trình tự, thủ thục THADS như Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 quy định thủ tục THADS; Thông tư liên nghành số 981/TTLN ngày 21/9/1993 của Bộ tư pháp, TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp

lệnh THADS; Thông tư số 555/TT- THA ngày 24/7/1993 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về công tác THADS, Thông tư số 67/TT-THA ngày 05/7/1996 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức hoạt động THADS; Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản… Nhìn chung sự ra đời của Pháp lệnh THADS năm 1993 và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết việc THADS kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác THADS vào hoàn cảnh đó, xây dựng một cơ chế quản lý nhà nước thống nhất đối với công tác THADS, quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành án tạo cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động THADS.

Đứng trước yêu cầu đẩy mạnh đổi mới, cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đặt ra, trong những năm gần đây ngành tư pháp luôn xác định công tác THADS là một nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành

trung ương Đảng khóa IX xác định: "Đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động

của các cơ quan tư pháp…tập trung thực hiện tốt công tác thi hành án, nhất là THADS, khắc phục cơ bản tình trạng tồn đọng kéo dài" [9], Bộ Tư pháp đã đẩy nhanh tiến độ soạn thảo để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành Pháp lệnh THADS mới thay thế Pháp lệnh THADS năm 1993. Ngày 14/11/2004 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh THADS năm 2004 thay thế cho Pháp lệnh THADS năm 1993, có hiệu lực thi hành án kể từ ngày 01/7/2004. Thủ tục THADS được quy định tại Chương 3 của Pháp lệnh này, gồm 19 điều, từ Điều 18 đến Điều 36. Ngoài ra, còn được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/09/2004 quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt hành chính trong THADS; Nghị định của Chính phủ số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2005 quy định về kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án; Thông tư của Bộ Quốc phòng số

117/2005/TT-BQP ngày 12/08/2005 hướng dẫn việc xử lý tài sản tịch thu theo bản án, quyết định của Toà án dân sự và trách nhiệm của đơn vị quân đội được THADS; Thông tư liên tịch của TANDTC, VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ công an và Bộ tài chính số 02/2005/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt và phí; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2005/QĐ-TTg ngày 09/6/2005 về việc hỗ trợ tài chính về ngân sách nhà nước để THADS...

Ngoài việc kế thừa các quy định hợp lý của các pháp lệnh được ban hành trước đó, Pháp lệnh THADS năm 2004 đã quy định nhiều vấn đề mới về THADS như quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án, lệ phí thi hành án v.v… Phải khẳng định rằng, so với các văn bản pháp luật được ban hành trước thì Pháp lệnh THADS năm 2004 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn các vấn đề về thủ tục THADS, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện các quy định đó trên thực tế. Tuy nhiên, việc áp dụng Pháp lệnh này trong thời gian tiếp theo là không phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, không phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và xu thế hội nhập quốc tế. Ví dụ: Thời hiệu yêu cầu thi hành án là quá ngắn; hay để thi hành một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì cần phải có quyết định thi hành án của Chánh án hoặc Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền. Có nhiều loại quyết định về thi hành án như: hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, tạm ngừng thi hành án; quá trình thi hành án cũng bị kéo dài do phải ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án ngay cả sau khi đương sự không thỏa thuận được với nhau, về việc tự thi hành mà phải có đơn yêu cầu cơ quan THADS ra quyết định thi hành án…Theo đó, nhìn một cách tổng thể thì có thể thấy thủ tục THADS theo Pháp lệnh này còn mang tính phức tạp, nhiều thủ tục kéo dài và tốn kém.

Ngoài ra, trong thời gian này Nhà nước còn ban hành BLTTDS trong đó có quy định một số vấn đề về THADS. Tuy nhiên, các quy định của BLTTDS chỉ mang tính nguyên tắc nên không có quy định cụ thể về thủ tục THADS.

1.2.4. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

Nhằm kế thừa và luật hóa các quy định của các văn bản pháp luật về THADS trước đây, đặc biệt Pháp lệnh THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này, đồng thời xây dựng những quy định mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn THADS của nước ta qua các thời kỳ, cũng như tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngày 14/11/2008 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã chính thức thông qua Luật THADS và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Thủ tục THADS được quy định cụ thể tại Chương 3 Luật THADS và hướng dẫn tại Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định 58/2009/NĐ-CP).

Với những quy định mang tính chất đột phá, trong Luật THADS có nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục THADS với 39 điều luật nhằm đảm

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)