THỦ TỤC RA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ỦY THÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 48)

THÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

2.3.1. Thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự

Ra quyết định thi hành án là việc thủ trưởng cơ quan THADS chủ động quyết định hoặc theo yêu cầu của đơn sự ra quyết đưa bản án, quyết định ra thi hành trên thực tế. Mặc dù, đây chỉ là quy định mang tính chất thủ tục, song nó lại có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định trách nhiệm của cơ quan thi hành án.

Theo Điều 36 Luật THADS và Điều 5 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP thì Thủ trưởng cơ quan THADS sẽ có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án đối với phần bản án, quyết định hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ Nhà nước; tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ Nhà nước và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài các trường hợp này thì Thủ trưởng cơ quan THADS chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Thời hạn ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu đối với

việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thủ trưởng cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP thì việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Thủ trưởng cơ quan THADS chỉ ra một quyết định chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành án trong một bản án, quyết định. Nếu bản án, quyết định có các khoản về trả lại tiền, tài sản thì đối với mỗi người được thi hành án, Thủ trưởng cơ quan THADS ra một quyết định thi hành án. Trường hợp trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành án phải thi hành nhiều khoản thì đối với mỗi người phải thi hành án, Thủ trưởng cơ quan THADS ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản mà người đó phải thi hành.

- Nếu là quyền và nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.

- Thủ trưởng cơ quan THADS ra một quyết định thi hành án cho mỗi đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan THADS có thể ra một quyết đinh thi hành án chung cho nhiều đơn yêu cầu. Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể theo bản án, quyết định mà chỉ có một số người có đơn yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án đối với những người đã có đơn yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành khác theo bản án, quyết định đó biết để làm đơn yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người đã có đơn yêu cầu thi hành án để quản lý.

Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Nếu sau khi trừ thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan THADS từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 34 Luật THADS và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.

- Trường hợp, Thủ trưởng cơ quan THADS đã ra quyết định thi hành án nhưng do thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết thì Thủ trưởng cơ quan THADS sẽ ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án đã ban hành. Người có lỗi trong việc ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Với những quy định về việc ra quyết định thi hành án trong Luật THADS đã rõ ràng hơn, cụ thể hơn so với những pháp lệnh trước đây và phù hợp với tinh thần của BLTTDS. Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng việc ra quyết định thi hành án nên chuyển giao cho Tòa án nơi xét sơ thẩm thực hiện là không hợp lý vì như vậy sẽ tạo áp lực cho công việc của Tòa án và tạo ra một thủ tục trung gian. Bởi vậy, việc giao cho Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án là hoàn toàn hợp lý, giảm gánh nặng công việc cho Tòa án, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan THADS hơn nữa.

2.3.2. Thủ tục ra quyết định ủy thác thi hành án dân sự

Ủy thác THADS là việc chuyển giao việc thi hành bản án, quyết định THADS của Tòa án từ cơ quan THADS này sang cơ quan THADS khác theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Ủy thác THADS được thực hiện trong trường hợp bản án, quyết định có liên quan đến nhiều người phải thi hành án ở những nơi khác nhau, tài

sản, thu nhập của người phải thi hành án ở những nơi khác nhau hoặc người phải thi hành án chuyển đi nơi khác. Trong những trường hợp này cơ quan THADS nơi có điều kiện thi hành án nhằm đảm bảo việc thi hành án. Theo quy định tại Điều 56 Luật THADS việc ủy thác được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Nơi nhận ủy thác phải là nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở;

- Nếu người phải thi hành án lại có tài sản, làm việc, cư trú hoặc trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì cho phép ủy thác từng phần do cơ quan THADS có điều kiện tiến hành;

- Nếu ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thi phải là nơi có tài sản, nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú hoặc có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở làm việc của người đó;

- Trong trường hợp nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở nhiều nơi khác nhau thì ủy thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan THADS thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

Thẩm quyền ra quyết định ủy thác THADS theo Điều 56 Luật THADS là Thủ trưởng cơ quan THADS và được phân theo các cấp như sau:

- Cơ quan THADS cấp tỉnh được ủy thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh nơi khác thi hành bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan Nhà nước cấp tỉnh trở lên, bản án, quyết định dân sự có yếu tố nước ngoài;

- Cơ quan THADS cấp huyện ủy thác thi hành nhiệm vụ thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan THADS cấp tỉnh nơi khác, cơ quan THADS cấp Quân khu, cơ quan THADS cấp huyện khác có điều kiện thi hành;

- Cơ quan THADS cấp Quân khu ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan THADS cấp Quân khu khác, cơ quan THADS cấp Tỉnh hoặc cơ quan THADS cấp huyện có điều kiện thi hành.

Thời hạn ủy thác là 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác. Trong trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc ủy thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ ủy thác (Khoản 3 Điều 55 Luật THADS) và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định ủy thác Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan THADS đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác (Khoản 2 Điều 57 Luật THADS). Đây là một quy định mới mà các văn bản pháp luật trước đây về THADS chưa đề cập cụ thể thời hạn đối với trường hợp này nên đã dẫn tới không ít cơ quan THADS lạm dụng để kéo dài thời gian thi hành án hoặc ủy thác khống hoặc không thực hiện ủy thác. Vì vậy, việc quy định rõ ràng về thời hạn ủy thác cũng như thời hạn ra quyết định thi hành án sau khi nhận được quyết định ủy thác đã khắc phục được hạn chế của pháp lệnh trước đây, tránh tình trạng kéo dài thời hạn thi hành án, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan THADS và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự bảo vệ quyền, lợi ích của mình.

Thủ tục ủy thác THADS được thực hiện theo Điều 57 Luật THADS. Điều luật này quy định thủ tục ủy thác như sau:

- Trước khi ủy thác, cơ quan THADS phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan THADS đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.

- Cơ quan THADS nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan THADS đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án

theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan THADS đã ủy thác về việc nhận được những quyết định ủy thác.

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)