THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 71 - 89)

ÁN DÂN SỰ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN

3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự

THADS trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến quan trọng, đặc biệt là từ khi Nhà nước ta ban hành Luật THADS. Những quy định của Luật THADS về thủ tục THADS đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động THADS có hiệu quả. Về tổ chức, đã hình thành một hệ thống cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý công tác thi hành án thống nhất trong toàn quốc. Đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án; cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động được tăng cường. So với thời kỳ công tác này còn thuộc Tòa án, thì đây là sự chuyển biến lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động THADS. Về hoạt động THADS đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. So với năm năm trước đây, số vụ việc hiện nay cơ quan thi hành án thi hành đã tăng ba lần, tương ứng là số tiền, tài sản thi hành được cho công dân, cơ quan, tổ chức ngày một tăng.

Năm 2009, các cơ quan THADS thụ lý 662.961 việc (bao gồm 309.813 việc thụ lý mới, 353.148 việc chuyển sang từ năm trước), đã uỷ thác 16.986 việc, nên số việc phải thi hành là 645.975 việc (tăng 152 việc so với cùng kỳ năm 2008), bao gồm: Số việc có điều kiện thi hành là: 437.375 việc, chiếm 67,71% tổng số việc phải thi hành (tăng 12.488 việc so với cùng kỳ năm 2008). Số việc chưa có điều kiện thi hành là 208.600 việc, chiếm 32,29% tổng số việc phải thi hành. Các cơ quan THADS đã thi hành xong 354,490

việc, đạt 81,05% số việc có điều kiện thi hành (tăng 20.031 việc và 2,29% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2008); cụ thể: thi hành xong hoàn toàn 315.969 việc, thi hành đều 16.597 việc, đình chỉ 21.924 việc [4, tr. 3]. Tổng số tiền thụ lý là 27.790 tỷ 806 triệu 755 nghìn đồng, bao gồm thụ lý mới 11.300 tỷ 962 triệu 071 nghìn đồng và 16.489 tỷ 844 triệu 684 nghìn đồng năm trước chuyển sang; đã uỷ thác 1.203 tỷ 489 triệu 491 nghìn đồng; số phải thu là 26.587 tỷ 317 triệu 264 nghìn đồng (tăng 3.945 tỷ 457 triệu 768 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2008). Trong số tiền phải thu có 9.387 tỷ 474 triệu 194 nghìn đồng có điều kiện thi hành, chiếm 35,31% số phải thu (tăng 1.776 tỷ 675 triệu 071 nghìn đồng so với năm 2008). Số tiền thi hành xong là 6.621 tỷ 765 triệu 651 nghìn đồng đạt 70,5% số tiền có điều kiện thi hành (tăng 1.603 tỷ 844 triệu 807 nghìn đồng so với năm 2008) [4, tr. 4].

Năm 2010, các cơ quan THADS đã thi hành xong trên 350 nghìn việc đạt 86,35% trên tổng số việc có điều kiện thi hành (tăng trên 5% tỷ lệ so với năm 2009). Số tiền thi hành xong là 6.744 tỷ đồng đạt trên 80% số tiền có điều kiện thi hành [5, tr. 5] (tăng trên 122 tỷ đồng so với năm 2009 và 10% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2009), năm 2010 là năm kết quả THADS đạt cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2011, tính từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2011 kết quả THADS của toàn ngành như sau: tổng số việc phải thi hành là 632.545 việc, tăng 17.134 việc (2,78%) so với năm 2010. Qua phân loại thì có: 431.979 việc có điều kiện thi hành (chiếm 68,29%), 200.566 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 31,71%). Đã thi hành xong 379.990 việc, đạt tỷ lệ 88% (vượt chỉ tiêu 7%), tăng 28.617 việc (1,65%) so với năm 2010. Tổng số tiền phải thi hành là 35.416 tỷ 341 triệu 736 nghìn đồng, tăng 4.718 tỷ 241 triệu 624 nghìn đồng (16,14%) so với năm 2010. Đã thi hành được 10.167 tỷ 712 triệu 899 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 76,1% so với số tiền có điều kiện thi hành (vượt chỉ tiêu 15,1%), tăng 1.866 tỷ 392 triệu 338 nghìn đồng so với năm 2010 [6, tr. 3]. Đáng lưu ý là, công tác phân loại án có điều kiện, chưa có điều kiện thi hành của các cơ quan

THADS địa phương có nhiều tiến bộ, tỷ lệ việc và tiền có điều kiện trên tổng số phải thi hành cao hơn năm 2010 (so với năm 2010, số có điều kiện trên tổng số phải thi hành tăng 2,17% về việc, 3,96% về tiền) [6, tr. 3- 4].

Mặc dù công tác THADS đạt được nhiều thành tựu, song cũng không ít những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chú trọng đề cập đến những vướng mắc, bất cập trong việc tiến hành thủ tục THADS.

3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 về thủ tục thi hành án dân sự

3.1.2.1. Về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Vấn đề yêu cầu THADS được quy định cụ thể tại các Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 và Điều 51 Luật THADS. Các điều luật này quy định chi tiết về đơn yêu cầu thi hành án, thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án, nhận đơn yêu cầu thi hành án, từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án và trả đơn yêu cầu thi hành án. Mặc dù đã quy định rất chi tiết và có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh THADS năm 2004, nhưng qua thực tiễn áp dụng đã nảy sinh nhiều bất cập.

Thứ nhất, theo quy định tại các Điều 30 và 31 Luật THADS, quy định

về việc thi hành án theo đơn của người được thi hành án (hoặc người phải thi hành án) thì họ phải làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành, đồng thời phải cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án nắm được, trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dâ sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu trước khi ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, do hiện nay chưa có mẫu đơn áp dụng thống nhất, nên mỗi nơi tự chế bản một loại mẫu đơn khác nhau hoặc người có yêu cầu tự viết tay và nộp cho cơ quan thi hành án, trong cả hai trường hợp này, thì việc hướng dẫn người được thi hành án viết đơn mất rất nhiều thời gian, do họ điền không đúng, không đủ thông tin cần thiết hoặc

không đạt yêu cầu về pháp lý, do đó phải làm đi, làm lại nhiều lần gây phiền hà, búc xúc dẫn đến khiếu kiện và hậu quả tất yếu là vụ việc chậm được xử lý, nên tồn đọng.

Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2011/HSST ngày 13/01/2011 của Tòa án Quân sự Quân khu 3 quyết định phần bồi thường thiệt hại cho anh Nguyễn Văn Thăng như sau:

- Đương sự Nguyễn Doãn Bốn phải bồi thường 18.035.000 đồng; - Đương sự Nguyễn Văn Sang phải bồi thường 6.755.000 đồng.

Ngoài ra các đương sự phải chịu khoản tiền lãi đối với số tiền còn phải thi hành theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Ngày 30/11/2011 anh Thăng làm đơn yêu cầu thi hành án, nhưng nội dung đơn không nêu rõ là "Đơn yêu cầu thi hành án", không nêu người phải thi hành án là ai, địa chỉ ở đâu, số tiền bồi thường là bao nhiêu, có yêu cầu phần lãi suất hay không?, không có bản sao bản án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án QK3 đã có công văn số 98/THA hướng dẫn anh Thăng làm đơn yêu cầu thi hành án theo đúng quy định của Luật THADS. Ngày 15/3/2012 anh Thăng lại gửi đơn yêu cầu thi hành án, trong đơn yêu cầu thi hành án trình bày không nhận được bản án và nội dung yêu cầu thi hành án vẫn còn thiếu những nội dung như đã nêu ở trên. Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án Quân khu 3 đã làm công văn yêu cầu anh Thăng làm đơn yêu cầu thi hành án theo luật định và hướng dẫn sang Tòa án xét xử xin cấp bản án. Ngày 26/6/2012 anh Thăng làm đơn yêu cầu thi hành án, nhưng trong đơn vẫn thiếu nội dung người phải thi hành án, số tiền phải bồi thường.

Qua vụ việc nêu chúng ta thấy bất cập trong vấn đề đơn yêu cầu thi hành án, một phần do trình độ thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung, Luật THADS nói riêng, qua đó việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật THADS còn hạn chế. Hiện nay chưa có mẫu đơn áp dụng thống nhất, nên mỗi nơi tự chế

bản một loại mẫu đơn khác nhau hoặc người có yêu cầu tự viết tay và nộp cho cơ quan thi hành án, trong cả hai trường hợp này, thì việc hướng dẫn người được thi hành án viết đơn mất rất nhiều thời gian.

Thứ hai, quy định đơn yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản

hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật THADS, đơn yêu cầu thi hành án phải có "thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án". Do vậy, trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung quy định và người được thi hành án không yêu cầu xác minh thì cơ quan THADS thực hiện theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP "thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án". Tuy nhiên, quy định này chưa cụ thể về biện pháp xử lý trong trường hợp đã hướng dẫn nhưng người được thi hành án vẫn không cung cấp thông tin hoặc không yêu cầu Chấp hành viên xác minh tài sản, như: Trường hợp người được thi hành án cung cấp thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án hoặc có yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành xác minh theo thông báo của cơ quan thi hành án thì cơ quan thi hành án có được tiến hành việc nhận đơn yêu cầu thi hành án, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định và thụ lý thi hành án không? Thủ trưởng cơ quan thi hành án chưa ra quyết định thi hành án nhưng có cần thông báo cho đương sự biết không?

Thứ ba, quy định về trả đơn yêu cầu thi hành án. Căn cứ quy định tại

Khoản 1 Điều 51 Luật THADS thì có trường hợp được ra quyết định thi hành án nhưng không có căn cứ để quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án khi không thực hiện được. Đó là trường hợp giao con chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng bên được thi hành án và cơ quan thi hành án không xác định được nơi cư trú, sinh sống của người chưa thành niên, người có nghĩa vụ phải giao con nuôi dưỡng. Trường hợp này, việc thi hành án được xác định là không có điều kiện và phải kéo

dài, cơ quan thi hành án vẫn phải theo dõi mà không có căn cứ để ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án.

3.1.2.2. Về thủ tục thông báo thi hành án dân sự

Thông báo THADS đã được quy định trong pháp Luật THADS từ Điều 39 đến Điều 43. Điều này thể hiện sự quan trọng của công việc thông báo THADS. Việc quy định chặt chẽ về đối tượng, trình tự, thủ tục thông báo THADS nhằm đảm bảo cho thông tin đến được với sự đương sự, người liên quan. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, việc quy định trên còn rất nhiều điều bất cập.

Thứ nhất, về các loại văn bản phải thông báo.

Bao gồm các quyền thi hành án, cưỡng chế thi hành án, uỷ thác, trả lại đơn yêu cầu, đình chỉ thi hành án,..; giấy báo, giấy triệu tập... Nhìn chung, sẽ có rất nhiều loại văn bản cần phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Một hồ sơ THADS (10 việc) ít nhất chấp hành viên, cán bộ thi hành án phải thông báo hai loại văn bản, đó là quyết định thi hành án và giấy triệu tập. Trong trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án và trong trường hợp chỉ có hai đương sự - một người phải thi hành án và một người được thi hành án, thì ít nhất cũng phải thông báo bốn văn bản. Công việc này sẽ tăng lên khi số đương sự, người phải thi hành gia tăng. Cho tới nay, chưa có thống kế chính thức về việc thông báo chấp hành viên là bao nhiêu văn bản trên một năm. Tuy nhiên, mức bình quân thấp nhất cho một chấp hành viên được tính là: "208 việc (số liệu bình quân của cả nước năm 2009)/01 chấp hành viên x 04 văn bản (ở mức độ thấp) = 832 văn bản/ năm. Đây chỉ là bình quân ở mức thấp và như vậy số lượng công việc phải thông báo cũng đã và đang ở mức báo động" [12, tr. 9].

Với số lượng cần thông báo là hai văn bản/ngày/chấp hành viên, chưa trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật, thì việc thông báo một lượng lớn văn bản làm tốn khá nhiều ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động THADS. Đồng thời,

cũng chiếm rất nhiều công sức của cán bộ, chấp hành vỉên làm công tác THADS. Các loại văn bản phải thông báo theo quy định, các loại được gửi theo đường bưu điện bằng các hình thức như gửi phát nhanh, bảo đảm có hồi báo... Có loại được gửi thông qua UBND cấp xã và có loại chấp hành viên thông báo trực tiếp cho đương sự, người liên quan. Việc thông báo các văn bản cho đương sự và người liên quan hiện nay của chấp hành viên cũng rất bị động. Nguyên nhân là do quá nhiều công việc nên chấp hành viên không thể thông báo được trực tiếp mà phải thông báo qua bưu điện và UBND cấp xã. Do vậy, đương sự cho rằng, không nhận được văn bản thông báo. Vấn đề này sẽ thực hiện sự nghiêm trọng khi vụ việc thi hành án đã xong hoặc đã áp dụng biện pháp cưỡng chế, nhưng có khiếu lại về nội dung trên và vấn đề thông báo trở thành yếu tố quyết định đến toàn bộ quá trình thi hành án. Bên cạnh đó, trách nhiệm của việc thông báo qua bưu điện. "UBND cấp xã lại thực hiện rất khó xác định luật cũng còn bỏ ngỏ chế tài và cuối cùng trách nhiệm vẫn thuộc về chấp hành viên" [12, tr. 10]. Mặc dù số lượng THADS phải thông báo là rất nhiều, nhưng Luật THADS quy định loại văn bản thông báo rất chung chung: "Văn bản có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự...", vậy các văn bản nào? Một ví dụ minh họa là, khi bán đấu giá không thành (không có người mua), cơ quan THADS phải giảm giá, nhưng theo quy

định của Điều 104 Luật THADS thì "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán

đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tàn sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định." Vậy ai là người thông báo cho

đương sự biết việc bán đấu giá không thành - người bán đấu giá hay người uỷ quyền bán đấu giá? Đây có phải là trường hợp "văn bản khác" không? Luật bỏ ngỏ, vì thường phải phong thân với tiêu trí "thừa hơn thiếu" và thực hiện luôn việc thông báo này. Theo chúng tôi, cần thiết phải quy định những loại văn bản cần thông báo theo phương pháp liệt kê và xác định rõ trách nhiệm của các bên.

Thứ hai, về thời hạn thông báo thi hành án dân sự.

Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Trước đây Pháp lệnh THADS năm 2004

Một phần của tài liệu Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án 2008 (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)