Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 27)

cộng đồng

1.2.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường sống

Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải, thông thƣờng hàm lƣợng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớndễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và giảm mỹ quan môi trƣờng sống; những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với rác thải nhƣ những ngƣời làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi,

Trang 19

họng và ngoài da, phụ khoa.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu ngƣời chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nƣớc và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con ngƣời, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hƣởng xấu tới những ngƣời mắc bệnh tim mạch [20,36].

Các ảnh hƣởng của rác thải lên sức khoẻ con ngƣời đƣợc minh họa qua sơ đồ sau:

Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36]

Chất thải rắn sinh hoạt

- Sinh hoạt - Thƣơng nghiệp - Tái chế Bụi, CH4, NH3, H2S, VOC Qua đường hấp Qua chuỗi thực phẩm Ăn uống, tiếp xúc qua da

Kim loại nặng, chất độc Môi trƣờng không khí Nƣớc mặt Nƣớc ngầm Môi trƣờng đất Ngƣời, động vật

Trang 20

Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con ngƣời thông qua ảnh hƣởng của chúng lên các thành phần môi trƣờng. Môi trƣờng bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khoẻ con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn [20,36].

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số [56]. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nƣớc ô nhiễm chiếm tới 25% [20,36]. Ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ô nhiễm không khí do đốt rác thải với các bệnh lý đƣờng hô hấp [20,36].

1.3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường

1.3.1.2.1. Đối với môi trường không khí :

CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thƣờng là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2…. đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng không khí [22,34].

1.3.1.2.2. Đối với môi trường nước:

Theo thói quen, ngƣời dân thƣờng đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh…. Lƣợng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực. Ngoài ra, rác có thể bị cuốn trôi theo dòng nƣớc mƣa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nƣớc. Hậu quả của hiện tƣợng này là hệ

Trang 21

sinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thƣơng hàn… ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng [22,34].

1.3.1.2.3. Đối với môi trường đất:

Trong thành phần CTRSH có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xƣơng sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60năm mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tƣờng ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [22,34].

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)