Cơ sở dự báo mức độ phát sinh CTRSH

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 77)

Lƣợng CTRSH gia tăng cùng với sự gia tăng của dân số huyện. Vì vậy, lƣợng CTRSH đƣợc ƣớc tính trên cơ sở dự báo số dân huyện Quốc Oai đến năm 2015 - 2020 và mức phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời.

Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển đô thị - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đến 2010, định hướng đến 2020”, mức phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời của huyện Quốc Oai giai đoạn 2008 - 2015 trung bình 0,6kg/ngƣời/ngày.đêm và giai đoạn 2015 - 2020 trung bình 0,7kg/ngƣời/ngày.đêm. Nhƣ vậy, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh của huyện Quốc Oai trong tƣơng lai đƣợc tính toán theo biểu thức (2) ở mục trong mục 2.2.4 (phƣơng pháp dự báo).

3.3.3. Diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020

Dựa vào số dân gia tăng từ năm 2010 - 2020 đã tính ở mục 3.3.1 và cơ sở dự báo ở mục 3.3.2 ta có bảng thể hiện diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Quốc Oai từ năm 2008 đến năm 2020 nhƣ sau:

Bảng 20: Diễn biến khối lượng CTRH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm 2008 - 2020 STT Năm Số dân (người) Mức phát sinh (kg/người/ngày.đêm) Tổng phát sinh (kg/ngày.đêm) 1 2008 180085.4 0.6 108051.2 2 2009 181886.1 0.6 109131.7 3 2010 183704.4 0.6 110222.6 4 2011 185541.4 0.6 111324.8 5 2012 187396 0.6 112437.6 6 2013 189270.4 0.6 113562.2

Trang 69 7 2014 191163.5 0.6 114698.1 8 2015 191335.1 0.7 133934.6 9 2016 191507.8 0.7 134055.5 10 2017 191679.4 0.7 134175.6 11 2018 191852.1 0.7 134296.5 12 2019 192024.8 0.7 134417.4 13 2020 192197.5 0.7 134538.3

Từ số liệu tính toán ở bảng 21 về khối lƣợng CTRSH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm 2008 - 2020 ta có biểu đồ thể hiện diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh qua các năm nhƣ sau:

Diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 20082009 2010 201120122013 201420152016 2017201820192020 K hối lượng C TR S H (kg/ngày.đêm)

Hình 5: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020

Nhận xét:

Theo tính toán về diễn biến mức độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai từ năm 2010 đến năm 2020 cho thấy khối lƣợng CTRSH phát sinh rất lớn vào khoảng 134kg/ngày.đêm tƣơng đƣơng 48 nghìn tấn/năm.

Trang 70

Do vậy, nếu không có phƣơng thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề môi trƣờng khác nhƣ ùn tắc, dồn ứ rác tại tại các bãi tập kết rác, tình trạng vứt rác bừa bãi gia tăng, các bãi rác tự phát gia tăng… gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

3.4. Phân tích tính đa chiều trong hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội. Quốc Oai - thành phố Hà Nội.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề có tính hệ thống. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt có sự tham gia của con ngƣời, vì vậy hệ thống phức tạp hơn và để giải quyết tốt vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt quả không dễ dàng chút nào. Có nhiều phƣơng pháp, cách tiếp cận để giải quyết bài toán làm thế nào để quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả nhất?.

Tuy nhiên, mỗi phƣơng pháp và cách tiếp cận đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng của mình trong việc phân tích, đƣa ra các giải pháp phù hợp để quản lý lƣợng chất thải phát sinh.

Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng, đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trƣờng và phát triển các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích hệ thống là những phƣơng pháp, công cụ cụ thể đƣợc tiếp cận hệ thống sử dụng.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng nhƣ những số liệu thu thập đƣợc, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích hệ thống để xây dựng mô hình, phân tích tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH từ đó đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội.

3.4.1. Cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai đƣợc xem xét với tƣ cách là một hệ thống mềm. Trong đó, sự tham gia của con ngƣời đóng vai trò quyết định đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

Trang 71

CTRSH phát sinh. Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 6: Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai

Nhìn vào sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH trên thấy đƣợc hệ thống chia ra 5 phân hệ, bao gồm:

- Cộng đồng dân cƣ là đối tƣợng trực tiếp phát sinh ra chất thải rắn sinh hoạt. Lƣợng chất thải sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều tiết của các đối tƣợng này. Cộng đồng dân cƣ thể hiện trong phân hệ đƣợc hiểu là toàn bộ ngƣời dân sống, lao động và học tập trong địa bàn huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội nhƣ ngƣời dân lao động, công nhân, cán bộ viên chức nhà nƣớc...

- Đối tƣợng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đƣợc chia thành 2 đối tƣợng chính:

+ Đối tƣợng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Đối tƣợng này trực tiếp thu gom lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong địa bàn

Cộng đồng dân cƣ Đối tƣợng xử lý CTRSH Đối tƣợng thu gom, vận chuyển CTRSH Quản lý cấp huyện, xã, thôn, xóm

Trang 72

nhƣ ngƣời thu gom rác, tổ thu gom... chịu sự quản lý trực tiếp của cấp quản lý xã, thôn, xóm. Ngƣời thu gom rác thải đối với khu vực các xã thƣờng là ngƣời dân trong xã, các thôn đều thành lập ra các tổ thu gom rác riêng và phân đều cho từng xóm/tổ, mỗi xóm/tổ có 1 ngƣời thu gom rác riêng phụ trách thu gom rác trong toàn bộ xóm, thƣờng từ 2 - 3lần/tuần. Tuy nhiên, theo điều tra cho thấy một số nơi vẫn chƣa có tổ thu gom rác mà ngƣời dân tự vứt rác ra các bãi đất trống gần nhà hoặc khu vực kênh mƣơng vẫn đổ rác theo thói quen từ trƣớc tới nay nhƣ xã Đại Thành, Tân Phú, Tuyết Nghĩa… đó trở thành một vấn đề bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai.

+ Đối tƣợng vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhƣ Công ty môi trƣờng đô thị Xuân Mai và đối tƣợng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Quốc Oai nhƣ khu vực Núi Thoong huyện Chƣơng Mỹ, khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây... Sự lựa chọn đối tƣợng vận chuyển, xử lý hay cách thức xử lý CTRSH chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phía quản lý cấp huyện nhƣ phòng TNMT huyện Quốc Oai và trên nữa là UBND huyện Quốc Oai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý cấp huyện, xã, thôn, xóm cũng đƣợc chia ra thành 2 cấp quản lý riêng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai đã đƣợc thiết lập trên cơ sở quy định theo thông tƣ số 01/2003/TTLT- BTNMT-BNV.

+ Quản lý cấp huyện bao gồm phòng TNMT, UBND huyện, Sở tài nguyên môi trƣờng và Nhà đất Hà Nội. Trong đó, phòng TNMT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản, môi trƣờng tại huyện theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về công tác chuyên môn của Sở TNMT và Nhà

Trang 73

đất Hà Nội. Công tác quản lý môi trƣờng tại cấp cơ sở của huyện chƣa đƣợc chuyên nghiệp hóa, vì vậy thƣờng dẫn đến tình trạng mỗi xã triển khai theo một phƣơng thức khác nhau.

+ Quản lý cấp xã bao gồm UBND xã, cán bộ chuyên trách môi trƣờng, các trƣởng thôn, xóm. Trong đó, Cấp xã là đơn vị quản lý môi trƣờng trực tiếp ở từng địa phƣơng. Do hiện nay chƣa có chỉ tiêu biên chế cho nhiệm vụ quản lý môi trƣờng tại cấp xã nên nhiệm vụ trong công tác quản lý môi trƣờng do từng xã sắp xếp 01 cán bộ kiêm nghiệm, thông thƣờng đó là cán bộ phụ trách địa chính dẫn đến tình trạng chƣa có phòng chuyên môn cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Hơn nữa, cấp xã chính là nơi tiếp xúc trực tiếp nhất đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. Từ những lý do trên, có thể thấy rằng công tác bảo vệ môi trƣờng tại cấp xã còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, công cụ quản lý chính của cấp xã là xử phạt hành chính đối với các vi phạm đến chất lƣợng môi trƣờng.

3.4.2. Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai

Hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai là một hệ mở nên có sự trao đổi, tƣơng tác liên tục với môi trƣờng bên ngoài. Chính sự tƣơng tác, trao đổi liên tục này đã góp phần cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho hệ duy trì Entropy ở một mức độ nhất định, giữ cho hệ thống ổn định cân bằng, thích nghi với môi trƣờng. Dù ở đâu đó Entropy của các phân hệ có thể tăng. Môi trƣờng giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Trang 74

Hình 7: Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Cơ cấu hành chính: cơ cấu về mặt hành chính, tổ chức của các cơ quan cấp quản lý, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Cơ cấu kinh tế: Kinh tế phát triển đồng nghĩa với sự gia tăng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế giúp tăng mức đầu tƣ cho xử lý chất thải. Do vậy, phát triển kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý CTRSH.

- Cơ cấu luật: Bao gồm các chính sách, quyết định, thông tƣ của Bộ TNMT, UBND huyện, Sở Tài nguyên môi trƣờng và nhà đất Hà Nội, UBND xã,... để nhằm quản lý, tạo cơ sở cho công tác quản lý đƣợc hoạt động xuyên suốt. Các chính sách đóng vai trò nhƣ một yếu tố đầu vào và cũng là yếu tố đầu ra rất quan trọng của hệ thống. Chính sách thể hiện quan điểm của ngƣời quản lý, có tác động trực tiếp đến cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Phí/lệ phí nhƣ phí thu gom rác thải mà ngƣời dân phải đóng góp trả cho ngƣời trực tiếp thu gom rác thải vì thế mức phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng nơi, từng khu vực. Mỗi xóm trong

Hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai

Giáo dục cộng đồng

Cơ cấu luật

Hệ thống kỹ thuật Hệ thống thông tin về CTRSH Cơ cấu kinh tế Cơ cấu hành chính

Trang 75

thôn, xã đều tự tổ chức ra các tổ thu gom, mỗi xóm quy định 1 ngƣời thu gom rác và lệ phí thu gom hàng tháng là 10nghìn đồng/hộ/tháng. Mức quy định này hoàn toàn hợp lý với vùng nông thôn và đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời thu gom rác. Với mức lệ phí 10nghìn đồng/hộ/tháng, hầu hết ngƣời dân trong xã, huyện đều tham gia đóng phí đầy đủ. Tuy nhiên, ở một số nơi do sức ỳ của ý thức cá nhân quá lớn khiến ngƣời dân chƣa thể vì lợi ích của cộng đồng mà tham gia đóng phí, cộng thêm vào đó là mức độ hiểu biết về tác dụng cũng nhƣ những bất lợi nếu không phân loại chất thải tại nguồn một cách sơ bộ do vậy công tác này cần phải đƣợc tuyên truyền sâu và rộng hơn nữa giảm bớt lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Phỏng vấn một số hộ nghèo và nhiều hộ dân khác thƣờng thấy câu trả lời nhƣ tôi không biết phân loại chất thải hoặc là tiện đâu thì tôi đổ luôn, hoặc phân loại nhƣ thế thì phiền lắm, tôi không làm đƣợc… Nhƣ vậy, cần có phƣơng pháp tuyên truyền đến ngƣời dân để họ hiểu đƣợc tác dụng của việc phân loại tại nguồn cũng nhƣ cách thức thu gom rác, tác dụng khi thành lập các tổ thu gom rác.

- Hệ thống kỹ thuật bao gồm đƣờng sá, các phƣơng tiện thu gom, vận chuyển rác... Các yếu tố hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định. Hiện nay, các phƣơng tiện hỗ trợ cho công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ. Mỗi xóm trong thôn đƣợc trang bị một xe cải tiến, quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang cho ngƣời thu gom. Ngƣời dân thƣờng đựng rác vào các thùng rác tự chế hoặc túi nilon và hàng tuần rác đƣợc thu gom 3 lần/tuần. Ngƣời thu gom rác của xóm sẽ kéo xe rác tới bãi tập kết rác đã đƣợc quy hoạch. Tuy nhiên, trong toàn huyện có 07 xã chƣa có bãi tập kết rác tập trung nên rác đƣợc đổ vào bãi đất trống xa khu dân cƣ; có 8 bãi tập kết rác đƣợc quy hoạch của huyện Quốc Oai, nhƣng các bãi hố rác tạm hầu hết chƣa đủ tiêu chuẩn, một số bãi rác gần khu dân cƣ… điều này gây ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng xung quanh, ô nhiễm đất, nƣớc… nhất là khi xảy

Trang 76

ra thiên tai, mƣa bão, ngập lụt trở thành nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh. Ngoài ra, đối với những xã không có bãi tập kết rác họ tận dụng vùng trũng ở địa phƣơng để làm bãi tập kết rác với quy mô, diện tích nhỏ điều đó gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh.

Giáo dục cộng đồng: Cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống quản lý CTRSH vì thế vấn đề giáo dục cộng đồng về các vấn đề phân loại chất thải tại nguồn, cách thức tự xử lý rác thải sinh hoạt bằng phƣơng pháp chôn lấp, phƣơng pháp thu gom rác thải đúng quy cách.... Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung chỉ có thể đƣợc giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trƣờng do rác thải gây nên. Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng nhằm đảm bảo cho họ quyền đƣợc sống trong một môi trƣờng trong lành, sạch, đẹp, đồng thời đƣợc hƣởng những lợi ích do môi trƣờng đem lại. Để làm đƣợc việc này, các nƣớc đã trải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cƣỡng chế ngƣời dân tiến hành phân loại rác tại nguồn. Nhiều nƣớc đã đƣa vào chƣơng trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trƣờng và về thu gom phân loại rác thải. Đặc biệt sử dụng phƣơng pháp giáo dục trẻ em thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các trƣờng tiểu học. Bên cạnh chƣơng trình bài giảng, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan về trẻ em tham gia thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đƣờng phố, tại gia đình. Chính vì vậy, khi các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Các chuyên gia nƣớc ngoài đều khẳng định đây là một chƣơng trình giáo dục

Trang 77

tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu đƣợc trong các

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 77)