Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 49)

Khảo sát thực địa là phƣơng pháp quan sát và khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu thông qua các hình thức nhƣ quan sát, điều tra trực tiếp… để có cái nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu. Một số phƣơng pháp thu thập thông tin từ khảo sát thực địa nhƣ:

- Quan sát: Quan sát các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác lộ thiên… để có cái nhìn khách quan nhất đối với khu vực nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phƣơng pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những ngƣời trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn một số hộ dân, ngƣời thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác quản lý CTRSH của cấp huyện, thôn, xã thông qua các văn bản, quy định ban hành cùng một số cách thức tuyên truyền ngƣời dân. Cách thức điều tra, phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra đƣợc lập nhƣ sau:

+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn ngƣời dân một số nội dung sau nhƣ lƣợng rác thải phát sinh; ƣớc lƣợng thành phần và khối lƣợng của rác

Trang 41

thải sinh hoạt; lệ phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân;

+ Lập phiếu điều tra ngƣời trực tiếp thu gom một số nội dung nhƣ cách thức thu gom CTRSH từ hộ gia đình, thái độ của ngƣời dân trong việc đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản lý CTRSH. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn từ 2 - 3 ngƣời trực tiếp thu gom rác;

+ Lập phiếu điều tra ngƣời quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển CTRSHvới một số nội dung sau: số lƣợng tổ thu gom, các tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết đƣợc thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH từng xã. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của xã về công tác môi trƣờng, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các trƣởng thôn trong xã.

+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng xã, thôn, xóm.

- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào số lƣợng vị trí tập kết rác của huyện hiện có là 19 vị trí/21 xã. Do đó, tác giả tiến hành điều tra, quan sát các vị trí tập kết này để biết đƣợc đặc điểm, cách thức bố trí, vận chuyển chất thải đến và đi của vị trí tập kết. Để xác định thành phần rác thải, tác giả lấy mẫu rác tại 04 vị trí mà theo đánh giá của huyện Quốc Oai là có khối lƣợng rác phát sinh là lớn nhất bao gồm:

+ Điểm tập kết tại xứ Đồng Đìa thuộc thôn Phúc Đức - thôn Thụy Khuê - xã Sài Sơn;

+ Điểm tập kết tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ;

+ Điểm tập kết rác tại xứ Đồng Thây - thôn Dƣơng Cốc - xã Đồng Quang;

Trang 42

Mỗi vị trí lấy 50kg rác, phân loại theo các chỉ tiêu phân loại lý học gồm: các chất hữu cơ và vô cơ. Tiến hành phân loại mỗi tháng 1 lần và trong vòng 3 tháng.

Cách thức lấy mẫu để phân loại lý học CTRSH:

+ Đổ chất thải đã thu gom xuống sàn; + Trộn kỹ các chất thải rắn;

+ Đánh đống chất thải rắn sinh hoạt theo hình nón;

+ Chia hình nón thành bốn phần đều nhau và lấy hai phần chéo nhau (A + C) hoặc (B + D), sau đó nhập vào với nhau và trộn đều;

+ Chia mỗi phần chéo đã phối thành 2 phần bằng nhau;

+ Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lại lấy ở mỗi đống ½ đống (khoảng 20 – 30kg) để phân loại lý học.

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 49)