Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 34)

1.2.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới

Vấn đề quản lý chất thải rắn mà trong đó việc quản lý CTRSH đang là một trong những thách thức môi trƣờng mà Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới phải đối mặt [27, 48].

1.2.5.1.1. Mức độ phát sinh

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nƣớc vào khoảng từ 0,5kg đến 1,5kg/ngƣời/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12 đến 1,2kg/ngƣời/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị ở Thái Lan khoảng 1kg, ở Campuchia là 0,74kg [27,31,32]. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP (Gross Domestic product - tổng sản phẩm quốc nội) tính theo đầu ngƣời. Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn đô thị và chủ yếu là chôn lấp do chi phí chôn lấp rẻ. Các thành phần khác, nhƣ giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết đƣợc những đối tƣợng thu gom không chính thức thu gom và tái chế.

Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước

Tên nƣớc Dân số đô thị hiện nay (% tổng số)

Lƣợng phát sinh CTR đô thị hiện nay (kg/ngƣời/ngày)

Trang 26

Tên nƣớc Dân số đô thị hiện nay (% tổng số)

Lƣợng phát sinh CTR đô thị hiện nay (kg/ngƣời/ngày) Nƣớc có thu nhập thấp 15,92 0,40 Nepal 13,70 0,50 Bangladesh 18,30 0,49 Việt Nam 20,80 0,55 Ấn Độ 26,80 0,46 Nƣớc thu nhập trung bình 40,80 0,79 Indonesia 35,40 0,76 Philippines 54,00 0,52 Thái Lan 20,00 1,10 Malaysia 53,70 0,81 Nƣớc có thu nhập cao 86,30 1,39 Hàn Quốc 81,30 1,59 Singapore 100,00 1,10 Nhật Bản 77,60 1,47

Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [10,11]

1.2.5.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH

Trên Thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nƣớc phát triển quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải đƣợc tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác đƣợc tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong

Trang 27

khu dân cƣ. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn. Nhƣng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cƣỡng chế ngƣời dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. Hai là sự đầu tƣ thoả đáng của Nhà nƣớc và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lƣợng rác đã đƣợc phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức và sự đầu tƣ cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn lƣợng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải [10,11,27].

California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau nhƣ: Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, theo cách này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,28USD/tấn. Để giảm giá thành nhƣ thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [21].

Nhật Bản:Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại nhƣ: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau

Trang 28

quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa.

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn/ Tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%/, điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không

phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20% [11].

Pháp:nƣớc này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các loại vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này.

Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa

Trang 29

về nhà máy khác để tiêu ủy. Ở Singapor có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300 công ty tƣ nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng.

Một số nƣớc đang phát triển trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới cũng đang bắt đầu triển khai chƣơng trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Chƣơng trình khuyến khích mọi ngƣời giảm thiểu lƣợng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lƣợng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến khích tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Còn tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác [10,11,27].

1.2.5.1.3. Quá trình xử lý CTRSH

Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia đều cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỉ lệ phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời. Dân thành thị ở các nƣớc phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nƣớc đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nƣớc phát triển là 2,8kg/ngƣời/ngày; ở các nƣớc đang phát triển là 0,5kg/ngƣời/ngày. Chi phí quản lý rác thải ở các nƣớc đang phát triển

Trang 30

có thể lên tới 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thƣờng rất thiếu thốn, khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không đƣợc cung cấp dịch vụ thu gom.

Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên thế giới đƣợc giới thiệu ở bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước

(ĐVT:%)

STT Nƣớc Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt

1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16

Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường,2006 [10,11]

1.2.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

1.2.5.2.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH

Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống đƣợc nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng đầu tƣ có hạn, việc quản lý chƣa chặt chẽ cho nên tại các khu đô thị, các nơi tập trung dân cứ với số lƣợng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thƣờng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trƣớc đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chƣa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chƣa

Trang 31

thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không đƣợc chèn lót kỹ, không đƣợc che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trƣờng đất, nƣớc, không khí… ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã thành lập các công ty môi trƣờng đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhƣng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30 - 70% do khối lƣợng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lƣợng rác thải đã quản lý, số còn lại ngƣời ta đổ bừa bãi xuống các sông, ao, hồ, ngòi, khu đất trống… làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí.

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và phát triển không bền vững. Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Bộ tài nguyên môi trƣờng, 2008) [7].

Lƣợng CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, nhƣ các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hƣng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tình thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lƣợng còn lại từ các công sở, đƣờng phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006

Trang 32

- 2007 cho thấy, lƣợng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhƣng tổng lƣợng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày (3.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lƣợng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị [10,11].

Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009

Khu vực

Lƣợng phát thải theo đầu

ngƣời (kg/ngƣời/ngày) % so với tổng lƣợng chất thải % thành phần hữu cơ

Đô thị (toàn quốc ) 0,7 50 55

- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9

- Hà Nội 1,0 6

- Đà Nẵng 0,9 2

Nông thôn (toàn quốc ) 0,3 50 60 – 65

Nguồn: World Bank, Monre, CIDA (2005)[54]

Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 STT Loại đô thị Lƣợng CTRSH bình quân (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930

Trang 33

Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tƣơng đối cao (0,84 – 0,96kg/ngƣời/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời là tƣơng đƣơng nhau ( 0,72 - 0,73kg/ngƣời/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu ngƣời đạt khoảng 0,65kg/ngƣời/ngày [11]. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch nhƣ thành phố Hạ Long 1,38kg/ngƣời/ngày; Hội An 1,08kg/ngƣời/ngày;... [11]. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu ngƣời thấp nhất là thành phố Đồng Hới chỉ 0,31kg/ngƣời/ngày; thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã Kon Tum 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã Cao Bằng 0,38kg/ngƣời/ngày [11]. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu ngƣời tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nƣớc là 0,73kg/ngƣời/ngày [11]. Dƣới đây là bảng thể hiện lƣợng chất thải rắn sinh hoạt theo vùng địa lý:

Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007

STT Đơn vị hành chính Lƣợng CTRSH bình quân (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 ĐB Sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060 2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.660 3 Tây Bắc 0,75 190 69.350 4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575 5 Duyên Hải NTB 0,85 1.640 598.600 6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250 7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 34 STT Đơn vị hành chính Lƣợng CTRSH bình quân (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 8 ĐB SCL 0,61 2.136 779.640

Một phần của tài liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 34)