7. Cơ cấu của luận văn:
1.2.2.4. Giữ bí mật thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác điều 38 quy định:
“1. Mọi thông tin về người hiến, người được ghép BPCT người phải được mã hóa thông tin và bảo mật.
2. Trong trường hợp công bố thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì phải bảo đảm tính vô danh để không xác định được người hiến và người được ghép, trừ trường hợp người hiến và người được ghép là người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời.
3. Trong trường hợp đặc biệt vì mục đích chữa bệnh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở y tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ sở lưu giữ thông tin mới được phép cung cấp thông tin.
4. Hồ sơ về người hiến và người được ghép phải được lưu giữ, bảo quản trong ba mươi năm.”
Việc này nhằm đảm bảo cho người hiến và người được ghép BPCT có được sự ổn định và bí mật về đời tư. Tránh việc mua bán, ngã giá, ép buộc nếu thông tin về người hiến và người cần ghép, người được ghép bị tiết lộ. Đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, loại trừ mục đích kinh doanh trong các trường
hợp người hiến không nêu đích danh người được ghép, đặc biệt là tránh trường hợp người nước ngoài hay người Việt nam ở nước ngoài tới Việt nam hoặc về nước để tìm người hiến vì có thể đảm bảo về mặt giá thành và dễ dàng tìm kiếm.
Bí mật thông tin ở đây được quy định là thông tin về người hiến BPCT và thông tin của người được ghép BPCT chứ không phải là bí mật về công tác hiến và cấy ghép BPCT mà trái lại phải đảm bảo công tác thông tin, tuyên tuyền trong cộng đồng để thúc đẩy ý thức người dân về quyền này và việc thực thi nó trong thực tế.
Hơn nữa, pháp luật của các nước khác về phần này cũng quy định tương tự, chúng ta quy định như vậy cũng là nhằm đảm bảo thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, các quy định ngoại lệ về việc bí mật thông tin cũng được đặt ra nhằm thực thi có hiệu quả trong thực tế đối với một số trường hợp.