7. Cơ cấu của luận văn:
1.2.2.3. Không nhằm mục đích thương mại
Cùng với sự phát triển của nền y học và y tế Việt Nam, việc ghép mô, tạng cho người đã và đang được triển khai rất tốt ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhu cầu được ghép mô, tạng ngày càng tăng nhưng nguồn cung ứng chất liệu đặc biệt này luôn khan hiếm. Trừ các trường hợp bệnh nhân được người bệnh nhân được người ruột thịt của mình (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) sẵn sàng hiến , cho BPCT của bản thân họ như gan, thận…còn một số bệnh nhân đã phải ra nước ngoài để thực hiện ghép theo yêu cầu. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều bệnh nhân khác đang tiếp tục phải sống trong chờ đợi. Để giải quyết được nguồn mô, tạng nhằm cung ứng cho bệnh nhân-phần lớn là các đối tượng mang bệnh tật mạn tính ảnh hưởng lớn tới sinh mạng-ở nước ngoài đã có các Ngân hàng chuyên biệt và các cá nhân tình nguyện hiến mô, tạng của bản thân mình phục vụ cho y học, điều trị, nghiên cứu và giảng dạy. Ở Việt Nam số người tự nguyện hiến BPCT là rất ít trong khi nhu cầu về ghép mô, BPCT người ở nước ta là rất lớn, khi mức sống và thu nhập của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu này ngày càng bức thiết.
Y học ngày càng hiện đại và phát triển, ngày nay ghép mô, BPCT người là một kỹ thuật phổ biến trên thế giới và đã cứu sống hàng triệu bệnh nhân với chất lượng rất tốt. Ghép mô, BPCT là một biện pháp điều trị có hiệu quả và đôi khi là biện pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân như ghép thận là một biện pháp điều trị thay thế thận hiệu quả và kinh tế nhất cho các bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối, mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân. Lĩnh vực ghép mô, BPCT người đã thực sự ngày càng hoàn thiện và tiếp tục phát triển rất nhanh chóng trong những năm qua, đặc biệt là ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Khi ghép tạng phát triển nhu cầu người cần ghép nhiều mà nguồn tạng thì thiếu, do đó, ở một số nơi trên thế giới đã có nạn buôn bán, thậm chí trộm cắp các BPCT. Do vậy, Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT đã quy định nguyên tắc việc hiến BPCT
không nhằm mục đích thương mại để điều chỉnh và kiểm soát mọi hoạt động về ghép tạng chống thương mại hóa việc ghép tạng cũng như nguồn ghép tạng, luật cũng đã quy định ngoài việc ghi nhận và tôn vinh về mặt tình thần nghĩa cử cao đẹp của người hiến và thân nhân của họ thì Nhà nước hay cơ sở y tế hoặc người nhận sẽ không trả bất cứ khoản tiền nào cho người hiến cũng như thân nhân của họ để tránh thương mại hóa hoạt động hiến BPCT.
Trên thế giới trừ Iran là ngoại lệ, còn các nước đều quy định cấm mua bán và kinh doanh BPCT dù là người sống hay từ xác chết và các hiệp hội y khoa đã lên án việc mua bán và kinh doanh BPCT này. Tại Mỹ, đạo luật về lấy, ghép các BPCT người được thông qua năm 1984 đề ra mức án 50.000 USD tiền phạt và 5 năm tù giam nếu một người bị kết án mua bán các BPCT người. Tuy nhiên việc mua bán BPCT người vẫn thường xuyên xảy ra ở một số nước như Israel, Thỗ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga và Iraq. Các vụ mua bán vẫn xảy ra một cách bí mật, việc bỏ tiền mua một BPCT của người xa lạ đã trở thành việc thường ngày ở Israel, nhiều bệnh nhân giàu có thà mua một BPCT của người xa lạ còn hơn là nhận hiến tặng từ người thân trong gia đình và những người “bán hàng” này thường là những kẻ nghèo khó, cùng cực, đang sống ở một đất nước xa lạ nào đó7
.
Ghép mô, BPCT người là một phương pháp có tính cứu mạng nên nhiều người cần ghép tạng hoặc gia đình họ sẵn sàng trả giá cao cho việc có được một tạng cần thiết, điều này dẫn đến việc hiến tạng để lấy tiền và khủng khiếp hơn nữa là có cả những đường dây buôn lậu tạng từ các nước nghèo sang nước giàu, khi đó người ta không chỉ mua tạng giá rẻ mà còn bắt cóc, ép buộc hoặc giết người để lấy tạng.
7
“Thị trường của những bộ phận cơ thể” Báo điện tử lâm đồng ngày 28/06/2001 mục hồ sơ tư liệu, xem http:/www.dalat.gov.vn/ctv/baold/2001/06/28/text/hoso-tulieu.htm
Để tránh tình trạng trên, Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác ở Việt Nam đã nghiêm cấm việc mua bán BPCT hoặc ép buộc người khác phải hiến BPCT không vì mục đích thương mại nhằm ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực và hành vi trái pháp luật có thể phát sinh gây ra hậu quả xấu, vi phạm đạo đức xã hội vì BPCT người không được coi là hàng hóa, nó không phải tài sản mà nó là một yếu tố thống nhất trong việc cấu thành cơ thể con người mà thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi người, không thể định đoạt như các vật là tài sản khác.