7. Cơ cấu của luận văn:
2.1.2.2. Người nhận bộ phận cơ thể người để chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu
nghiên cứu khoa học.
Trường hợp người nhận BPCT người là cơ quan giảng dạy, là cơ sở nghiên cứu khoa học: Để phục vụ cho mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì các cơ quan giảng dạy, các cơ sở nghiên cứu khoa học cũng được pháp luật cho phép nhận BPCT để phục vụ cho mục đích của mình, để được nhận BPCT các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy phải tuân theo các quy định
của pháp luật, phải đáp ứng đủ điều kiện pháp luật đã đề ra. Các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy phải thực hiện theo Thông tư của Bộ y tế số 23/2001/TT-BYT ngày 22/11/2001 hướng dẫn tạm thời việc tự nguyện hiến thi thể sau khi chết và việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thi thể trong các trường Đại học Y (sau đây gọi là Thông tư 23) và quyết định số 35/2007/QĐ- BYT ngày 5/10/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự đối với cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến. Thông tư số 23 và Quyết định số 35 này chỉ quy định đối với trường hợp hiến thi thể sau khi chết và việc sử dụng thi thể sau khi chết mà không có trường hợp hiến BPCT đang sống, tuy nhiên thực tế khi có người hiến BPCT của mình vì mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì các cơ quan giảng dạy, các cơ sở nghiên cứu đều thực hiện theo Thông tư số 23 và Quyết định số 35 này. Hiện tại, nhiều cơ sở nghiên cứu, giảng dạy thiếu BPCT, thiếu thi thể, thiếu tiêu bản, thiếu mô hình để nghiên cứu và giảng dạy ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng đào tạo cán bộ y tế, vì vậy khi chưa có pháp luật điểu chỉnh về đối tượng hiến BPCT là người còn sống thì các cơ sở nghiên cứu và đào tạo là các Trường đại học y, Đại học Y–Dược, Viện pháp y Quốc Gia, các cơ sở nghiên cứu y học, các trường Cao đẳng Y tiếp nhận và bảo quản BPCT phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 23 và Quyết định số 35 như:
- Được giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ y tế;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để tiếp nhận, bảo quản sử dụng thi thể, BPCT một cách khoa học và vệ sinh.
Về cơ sở hạ tầng:
- Phải có phòng tiếp nhận BPCT được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc đi lại và chuyên chở thi thể, BPCT;
- Phòng bảo quản: đây là phòng kỹ thuật, thiết kế, trang thiết bị phải theo tiêu chuẩn quy định để bảo quản BPCT, thi thể an toàn, vệ sinh, có cửa và khóa chắc chắn, chỉ những người được giao nhiệm vụ bảo quản, sử dụng thi thể, BPCT mới được vào. Phòng này nên bố trí riêng biệt, gần phòng tiếp nhận để việc chuyển thi thể và BPCT được dễ dàng.
Về trang thiết bị: Trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho việc
bảo quản, vận chuyển, sử dụng thi thể, BPCT như xe đẩy dùng để di chuyển trong nội bộ trường từ nơi bảo quản đến nơi nghiên cứu, thực hành và ngược lại. Tuỳ điều kiện từng cơ sở từng bước trang bị nhà lạnh, tủ lạnh và các phương tiện cần thiết khác cho việc bảo quản và sử dụng thi thể, BPCT.
Về kinh phí dùng cho việc tiếp nhận và bảo quản BPCT, thi thể được
trích từ kinh phí được cấp hàng năm của đơn vị cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Về nhân sự: phải có bác sỹ chuyên khoa cơ thể học giải phẫu hoặc giải
phẫu bệnh hoặc y pháp làm công tác nghiên cứu và đào tạo, phải có kỹ thuật viên, Y công, Cán bộ hành chính.
Đây là một trong những điều kiện căn bản đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan giảng dạy mà pháp luật đã quy định, các cơ quan này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên để việc nghiên cứu, giảng dạy ngày càng phát triển.
Trong quá trình đào tạo để trở thành Bác sỹ Y khoa, sinh viên ngành y phải trải qua rất nhiều môn học quan trọng mà môn giải phẫu học là một trong những môn cơ sở của tất cả các môn y học khác. Để học được tốt môn này, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là tiêu bản người thật, BPCT người thật. Hiện nay, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiện nghe nhìn hiện đại cũng chỉ có tính chất hỗ trợ cho sinh viên học tốt hơn chứ không thể nào hoàn toàn thay thế được các tiểu bản người thật, các BPCT
người thật. Các thế hệ sinh viên cứ đông dần lên theo yêu cầu đào tạo mỗi năm, còn tiêu bản người thật, BPCT người thật để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, thực tập, nghiên cứu khoa học lại vô cùng thiếu thốn. Hiện nay sinh viên không có đủ tiêu bản và BPCT người để trực tiếp mổ và phẫu tích, phân tích mà chỉ có thể kiến tập. Các cơ quan giảng dạy và nghiên cứu rất lo lắng cho sự học tập và nghiên cứu của sinh viên hiện tại và cho nền y học Việt Nam tương lai. Khó khăn này chỉ thực sự được giải quyết khi có sự tình nguyện hiến thi thể, hiến BPCT của tất cả mọi người.
Theo quy định tại điều 34 Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác về ghép BPCT người có liên quan đến người nước ngoài: „„Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được ghép BPCT của người Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người hiến hoặc trong trường hợp người hiến đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép‟‟. Đây là một quy định rất chặt chẽ và quan trọng, để bảo đảm cho mọi cá nhân là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều được ghép BPCT của người Việt Nam tại Việt Nam.
Ngoài ra, Khoản 2, điều 34 còn quy định điều kiện đối với người Việt Nam ra nước ngoài để hiến BPCT : „„Người Việt Nam chỉ được ra nước ngoài để hiến BPCT người trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người được ghép. Với quy định trên, bảo đảm cho việc quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng mua, bán mô, BPCT người giữa người hiến và người ghép, đặc biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài tới Việt Nam hoặc về nước để tìm người hiến vì có thể bảo đảm về mặt giá thành và dễ dàng tìm kiếm. Hơn nữa, đây cũng là quy định chặt chẽ, bảo đảm không để trường hợp người Việt Nam ra nước ngoài bán mô, BPCT của mình để ghép cho người khác ở nước ngoài. Tuy nhiên,
với sự chênh lệch về tỉ giá tiền Việt Nam và ngoại tệ rất lơn như hiện nay thì việc ra nước ngoài để hiến BPCT là việc làm đã xảy đối với những người nghèo và thiếu hiểu biết, họ không cần biết sức khỏe sau hiến thế nào chỉ cần biết mình sẽ có tiền để sinh sống khi bán BPCT cho người nước ngoài. Pháp luật đã quy định rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn tối đa hiện tượng này nhưng thực tế việc mua bán vẫn xảy ra dưới hình thức hiến BPCT cho người thân nhưng thực ra là một người mà mình không quen biết. Hiến mô, BPCT là nhằm mục đích nhân đạo hoặc vì mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học. Một bộ phân cơ thể người có thể được sử dụng để cứu chữa cho bệnh nhân nặng kéo dài sự sống của họ, việc lấy trộm mô, BPCT là việc làm phi đạo đức, vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân. Bởi những nguồn mô, BPCT người do trộm cắp mà có khi ghép vào cơ thể bệnh nhân nếu bệnh nhân bị tử vong do ghép phải cơ quan không đảm bảo hoặc không tương thích, nhưng không dám tố cáo vì đó là BPCT do trộm cắp mà có. Hậu quả xảy ra do hành vi trộm cắp là quá nặng nề, xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người dân nên pháp luật đã nghiêm cấm hành vi lấy trộm mô, BPCT người.