Các hành vi bị nghiêm cấm

Một phần của tài liệu Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 (Trang 80)

7. Cơ cấu của luận văn:

2.3.5.Các hành vi bị nghiêm cấm

- Ép buộc người khác phải cho mô, BPCT người hoặc lấy mô, BPCT của người không tự nguyện hiến. Luật hiến, lấy, ghép mô BPCT người và hiến, lấy xác được ban hành và thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện bởi hiến BPCT là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, không ai có quyền ép buộc cá nhân hiến BPCT trái với mong muốn của họ. bản thân người hiến phải nhận thức được rằng hiến BPCT là một nghĩa cử cao đẹp được cả nhà nước và xã hội tôn vinh, nhiều người bệnh đang cần BPCT để chữa bệnh cho mình vì vậy họ cần có sự tự nguyện của những người hiến BPCT, nhận BPCT của những người bị ép buộc bản thân người nhận cũng không cảm thấy thoải mái, nếu vì sự sinh tồn của mình mà hi sinh sức khỏe của người khác thì bất kỳ ai cũng không muốn điều đó xảy ra, hành vi đó đã xâm phạm đến quyền con người, đến quyền tự do của công dân.

- Mua, bán mô, BPCT người; mua, bán xác. Thực tế có những người vì cần tiền đã bán đi BPCT của mình, có những người vì muốn chấm dứt bệnh tật và chấm dứt thời gian chờ đợi đã mua BPCT của người khác để cấy, ghép

cho mình. BPCT con người là do tạo hóa ban tặng không phải là hàng hóa để đem ra mua bán, hành vi đó ảnh hưởng đến tính nhân đạo mà Luật pháp hướng tới. Hàng hóa có thể sản xuất được còn BPCT không tái sinh sẽ bị mất vĩnh viễn, BPCT gắn liền với sự sống của mỗi con người vì vậy pháp luật cấm hành vi mua bán BPCT người để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho mỗi một cá nhân trong xã hội.

- Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, BPCT người vì mục đích thương mại. Hiến, ghép BPCT người là một lĩnh vực rất nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực tâm linh, quan niệm, phong tục tập quán...vì vậy, pháp luật chỉ cho phép hiến, ghép, sử dụng, lưu giữ BPCT người vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học không sử dụng BPCT người như hàng hóa để kinh doanh kiếm lời, thu lợi nhuận, hành vi đó là trái với đạo đức xã hội. Nếu BPCT được sử dụng như một thứ hàng hóa thì đạo đức xã hội sẽ bị thoái hóa, nhiều người sẵn sàng kinh doanh BPCT để kiếm lời hơn nữa ngoài trộm cắp BPCT người phục vụ cho những người có nhu cầu, có tiền họ còn sẵn sàng bắt cóc nạn nhân xem đây như là nguồn cung cấp BPCT người còn sống để rao bán dần thu lợi nhuận khổng lồ. Như vậy, Luật được ban hành mà không có biện pháp bảo vệ những người trộm cắp hay thương mại hóa BPCT thì hậu quả rất khó lường cho ngành khoa học còn non trẻ, mang tính nhạy cảm rất cao về tâm linh và đạo đức.

- Lấy mô, BPCT ở người sống dưới mười tám tuổi. Những người dưới mười tám tuổi chưa phát triển hoàn thiện vể thể chất và tinh thần vì vậy việc lấy mô, BPCT của họ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của họ. Hơn nữa họ còn có cả một quãng thời gian rất dài để sinh sống và tồn tại không ai dám chắc rằng việc lấy đi một phần cơ thể của họ sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển bình thường của họ. Để đảm bảo tính nhân đạo của nhà nước và

pháp luật việc cấm lấy mô, BPCT người dưới mười tám tuổi là phù hợp với quy định của các nước khác trên thế giới.

- Ghép mô, BPCT của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Luật, ghép hiến BPCT là đạo luật chuyên ngành vì vậy khi thực hiện cần phải tuân thủ tất cả các quy định trong ngành đã ban hành như khi ghép BPCT phải chọn BPCT phù hợp với người nhận có cùng nhóm máu, có cùng chỉ số sinh học ... nhằm tránh hiện tượng thải ghép. Ngoài ra, BPCT được ghép phải là BPCT khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, phổi, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường...Nếu ghép BPCT bị bệnh từ người không bị bệnh người nhận sẽ mắc các bệnh từ BPCT được hiến, như vậy, từ việc cứu người thành hại người. Cũng chính vì thế mà trong ngành y tế, đối với từng BPCT được quy định từng quy trình ghép riêng rất chặt chẽ, việc xét nghiệm là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành công của ca ghép vì vậy cần phải tiến hành xét nghiệm kỹ càng để không truyền bệnh cho người được ghép, đối với BPCT bị nhiễm bệnh sẽ không được ghép cho người nhận BPCT.

- Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời. Có thể pháp luật của các nước tiên tiến trên thế giơi không quy định về vấn đề này nhưng pháp luật Việt Nam đã quy định không được kết hôn với người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời, hành vi đó trái đạo đức xã hội, xâm phạm đến luân thường, đạo lý, phong tục tập quán của người Á Đông. Vì vậy việc cấy tinh trùng, noãn phôi giữa những người có cùng dòng máu trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời bị nghiêm cấm.

- Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận BPCT người vì mục đích thương mại. Hành vi quảng cáo, môi giới BPCT người nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người có ý định kinh doanh BPCT người có thể tìm đến người có BPCT một cách dễ dàng, khi đã gặp nhau việc mua, bán có thể xảy ra, hành vi hiến BPCT là một hành động nhân đạo đã bị thương mại hóa. Vì vậy, nghiêm cấm việc quảng cáo, môi giới BPCT là việc làm có đạo đức, có lương tâm hạn chế tối đa tình trạng mua bán, kinh doanh BPCT xảy ra trong xã hội.

- Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người hiến BPCT pháp luật đã có điều khoản quy định về mã hóa thông tin đối với người hiến BPCT nhằm tránh hiện tượng người cần BPCT có thể liên hệ với người hiến để mua BPCT vì mục đích thương mại. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người hiến BPCT pháp luật đã có điều khoản quy định về mã hóa thông tin đối với người hiến BPCT nhằm tránh hiện tượng người cần BPCT có thể liên hệ với người hiến để mua BPCT vì mục đích thương mại.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não. Chết não là tình trạng mất chức năng của não trên lâm sàng khi biết rõ nguyên nhân gần và có thể chứng minh là không hồi phục được.Việc xác định bệnh nhân chết não phải có quy trình, quy chuẩn nghiêm ngặt bởi phải xác định được cái chết thực sự ở một đối tượng được coi là tử vong phải chính xác tránh việc xác định nhầm gây thiệt hại đến tính mạng cá nhân . Đây là điều vô cùng quan trọng vì lấy mô, BPCT người chỉ được thực hiện sau khi con người đã chết nhưng mặt khác thời gian lấy mô, BPCT để có thể đảm bảo đặc tính sinh học của mô, BPCT là rất giới hạn. Do đó việc xác định tử vong là điều kiện cơ bản và tiên quyết đối với việc lấy mô, tạng ở một cơ thể người mới chết để phục vụ cho việc ghép mô, tạng đó trên cơ thể một người sống khác. Người có thẩm quyền xác định chết

não không được lợi dụng thẩm quyền của mình để làm sai lệch kết quả xác định chết não để cung cấp nguồn mô, tạng cho người khác.

Trên đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần phải được nghiêm cấm. Quy định này vừa mang tính chất răn đe vừa thể hiện tính chất nghiêm khắc của xã hội, nhà nước.

Một phần của tài liệu Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 (Trang 80)