7. Cơ cấu của luận văn:
2.3.1. Quyền của bên hiến bộ phận cơ thể người và điều kiện hiến bộ phận cơ thể
cơ thể người
Quyền của cá nhân hiến bộ phận cơ thể người:
Theo quy định tại điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến lấy xác, người hiến mô, BPCT người có các quyền:
- Quyền được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
- Người đã hiến BPCT người có quyền được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến BPCT người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí.
- Quyền được nhận thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trong trường hợp người này có nhu cầu ghép mô, thì được hưởng quyền ưu tiên ghép mô, BPCT người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế. Ngoài những quyền được bảo vệ sức khỏe nói trên, người đã hiến mô, BPCT người được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế.
Nếu so sánh với một số nước trên thế giới như Singapore, Pháp, Nhật Bản, Mỹ... thì việc quy định các quyền lợi như trên đối với người đã hiến mô, BPCT người là rất lớn, thể hiện tính chất nhân đạo và đặc thù của đất nước, trong khi đó, với các nước trên, người đã hiến mô, BPCT người luôn luôn trên tinh thần tự nguyện và không có bất kỳ một lợi ích vật chất nào khác.
Người hiến BPCT ngoài được quyền chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến mô, BPCT người, được ưu tiên ghép mô, BPCT người khi mắc bệnh cần phải ghép theo chỉ định của bác sỹ và chỉ được khám chữa bệnh không phải trả viện phí tại các cơ sở y tế của nhà nước đối với các bệnh có liên quan trực tiếp tới việc hiến BPCT. Vì nếu quy định được khám, chữa bệnh không phải trả viện phí tại các cơ sở y tế của nhà nước mà không giới hạn đối với những loại bệnh không liên quan trực tiếp tới việc hiến BPCT người thì sẽ dẫn đến nguồn ngân sách của nhà nước bội chi, các cơ sở y tế sẽ quá tải thêm như một người khi hiến một quả thận cho người khác, sau đó đi ngoài đường bị tai nạn gãy chân hay bị đau đầu, đau gan thì kinh phí điều trị tất cả các bệnh đó sẽ đều do ngân sách nhà nước phải chi trả, như vậy sẽ không đảm bảo tính công bằng.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến của các chuyên gia khác trong ngành y tế cho rằng không thể vì kinh phí mà hạn chế về quyền lợi của người đã hiến BPCT người, trong khi đang cần tuyên truyền cho cả xã hội quan tâm và hướng tới hành vi nhân đạo, cao cả là hiến tặng một phần mô, BPCT người khi còn sống như da, xương, giác mạc, gan, thận…để góp phần cứu chữa người bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thực sự là quà tặng sự sống của người hiến cho người bị bệnh, do đó những hành vi cao cả đó cần được xã hội tôn vinh và được nhà nước đãi ngộ xứng đáng vì bản thân họ còn chưa tiếc tại sao nhà nước lại không có chế độ đãi ngộ tương xứng cho người đã hiến? Bởi vậy nếu người đã hiến BPCT người bị bất kỳ bệnh nào cũng phải được khám chữa bệnh miễn phí như đối với người bị mắc các bệnh có liên quan đến BPCT người đã hiến. Ngoài ra dưới góc độ y học, một người khi đã hiến đi một phần cơ thể người sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe, sức đề kháng thấp dẫn đến khả năng phục hồi chậm… và đương nhiên sẽ không làm cho người bị tai nạn phục hồi sớm được, đó cũng là sự ảnh
hưởng gián tiếp của việc hiến BPCT nêu trên. Người hiến phải đầy đủ khả năng nhận thức để hiểu rằng việc hiến mô, BPCT người sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bản thân nhưng không trầm trọng, sau khi hiến BPCT sẽ được phục hồi nhanh chóng và dễ dàng vì điều kiện y tế tiên tiến, khoa học y phát triển, trình độ các y bác sỹ ngày một nâng cao, khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ làm cho người hiến tặng được đảm bảo an toàn. Khi tất cả mọi người dân đều nhận thức được như thế sẽ nâng cao sự tự nguyện của người dân và nguồn cung cấp mô, BPCT người sẽ ngày càng tăng.
Việc hiến BPCT liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, tâm linh, phong tục tập quán…nên pháp luật rất tôn trọng quyết định của người hiến, người hiến có thể quyết định hiến hay không hiến BPCT của mình kể cả khi họ đã thể hiện sự tự nguyện hiến BPCT của mình bằng đơn xin hiến BPCT đến khi họ không muốn họ cũng có quyền thay đổi bằng việc hủy bỏ đơn, không ai có quyền ép buộc hay ngăn cản sự thay đổi của họ, pháp luật tôn trọng sự bất khả xâm phạm về thân thể của con người.
2.3.2. Quyền của bên nhận bộ phận cơ thể và điều kiện nhận bộ phận cơ thể người
Theo quy định của pháp luật Việt Nam cá nhân có quyền nhận BPCT của người khác để chữa bệnh cho mình. Khi mắc bệnh hiểm nghèo chỉ có phương pháp cấy ghép cơ thể người là có thể cứu sống được một người thì người bệnh có quyền nhận BPCT người hiến để chữa bệnh cho mình. Quy định trên của pháp luật Việt Nam là vì sức khỏe của người dân, pháp luật quy định như vậy là để đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của người dân. Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều tôn trọng quyền con người đăc biệt là các quyền gắn liền với nhân thân của họ không thể chuyển giao cho người khác. Tuy nhiên để bảo đảm tính mạng cho những
người dân bị bệnh nặng họ không thể tự mình quyết định được hoặc từ chối việc chữa bệnh cho mình vì một lý do nào đó trong khi tính mạng bị đe dọa thì những người thân trong gia đình của họ có quyền quyết định thay hoặc người đứng đầu cơ sở y tế quyết định việc áp dụng các phương pháp tối ưu để cứu sống họ. Như vậy quyền của người nhận BPCT người được pháp luật quy định rõ ràng thể hiện sự tôn trọng đối với tính mạng người dân của pháp luật Việt Nam.
Đối với cơ sở y tế, cơ quan nghiên cứu khoa học các cơ quan này cũng có quyền nhận BPCT người với điều kiện để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc để chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận và kinh doanh thương mại. Năm 2006, khi Luật hiến, lấy ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác được ban hành đã quy định việc thành lập Ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia về ghép BPCT người theo đó Ngân hàng mô là cơ sở y tế do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập. Theo quy định Ngân hàng mô là một trong các cơ sở y tế có quyền được tiếp nhận mô, BPCT người. Trong trường hợp bên nhận BPCT người là cơ sở y tế và cơ quan nghiên cứu khoa học thì BPCT được hiến thường là các BPCT không còn nguyên chức năng sinh học bình thường như các BPCT bị bệnh, bị đột biến, dị dạng…để các cơ quan nghiên cứu khoa học có thể tìm ra các phương pháp tối ưu nhất nhằm chữa bệnh cho những người bị bệnh hiểm nghèo hoặc tìm ra được các phương pháp nhằm tránh cho các BPCT người không bị đột biến, dị dạng…Đối với các BPCT người được hiến còn nguyên chức năng sinh học thường được ưu tiên sử dụng để cấy, ghép cứu chữa cho người bệnh, các cơ sở y tế, các cơ quan nghiên cứu không được lợi dụng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình sử dụng BPCT được hiến để mua, bán thu lợi.
Theo quy định tại điều 30 Luật hiến, lấy ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác quy định điều kiện đối với người được ghép mô, BPCT người như
sau: “Người ghép phải có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, BPCT người, có đơn tự nguyện xin ghép. Đối với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó và trong trường hợp ghép BPCT không tái sinh ở người sống phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép BPCT người”. Mặc dù không quy định cụ thể tại điều này nhưng ngoài các điều kiện trên thì người được cấy ghép BPCT phải có các chỉ số sinh học tương đương với người hiến như nhóm máu, trọng lượng, chiều cao và có kháng nguyên hòa hợp mô. Hiến BPCT đối với người cho và người nhận BPCT khi tiến hành cấy ghép họ càng có chỉ số sinh học tương đương càng cao càng đảm bảo độ an toàn cao trong khi hiến, khi người cho và người nhận BPCT người có cùng nhóm máu, tương đương về độ tuổi, có cùng trọng lượng và chiều cao… đó là sự tương hợp trong việc chọn người cho và người nhận BPCT với việc khám phá ra kháng nguyên hòa hợp mô, việc chọn ra người có chỉ số sinh học tương đương và có kháng nguyên hòa hợp mô phù hợp là điều kiện tiên quyết để việc ghép BPCT người thành công và để đảm bảo hạn chế tối đa sự chống thải ghép của cơ thể, đảm bảo người hiến BPCT sau khi hiến vẫn có khả năng hoạt động bình thường. Tất nhiên hiện nay có nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những biện pháp xử lý đối với một số chỉ số sinh học không tương đương nhưng rất phức tạp không phải nước nào cũng có thể thực hiện được.