7. Cơ cấu của luận văn:
2.2. Đối tƣợng của quan hệ hiến bộ phận cơ thể
Trong quyền hiến BPCT của cá nhân thì đối tượng của quyền hiến BPCT là các bộ phận trên cơ thể của người có quyền hiến BPCT đó. Chỉ có chính chủ thể của quyền này mới có quyền quyết định đối với BPCT của chính họ. Không một ai khác ngoài họ, một cá nhân hoặc một chủ thể nào khác lại có thể có quyền năng định đoạt đối với BPCT của họ. Và cũng như thế, họ cũng chỉ có quyền hiến BPCT của chính mình mà thôi.
Các BPCT này chỉ có thể được hiến tặng, việc hiến tặng là nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác, hoặc nhằm mục đích nghiên cứu khoa học.
Các cá nhân đủ điều kiện theo BLDS và các quy định pháp luật khác không thể lợi dụng quyền này nhằm thực hiện việc hiến BPCT của mình mà không vì hai mục đích luật định nêu trên. Nhất là không được phép lợi dụng quyền này để thực hiện việc mua bán, trao đổi BPCT nhằm đánh đổi lấy lợi ích vật chất hay một lợi ích nào khác. Bởi vì bản chất của BPCT là một phần không tách rời của cơ thể sống của mỗi con người nói chung, mỗi chủ thể của luật dân sự nói riêng, không thể trở thành đối tượng để tiến hành buôn bán, trao đổi... và pháp luật cũng quy định việc thực hiện quyền này không thể tiến hành vì mục đích thương mại hay một mục đích không chân chính nào khác. Quyền hiến BPCT chỉ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người hiến tặng. Theo quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác thì đối tượng của quan hệ hiến mô, BPCT người bao gồm mô, BPCT người, noãn, BPCT không tái sinh là những bộ phận gắn liền với cơ thể sống của cá nhân và cá nhân tự nguyện hiến cho người khác. Theo quy định của Luật này BPCT người được hiểu là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. Như vậy, khái niệm “BPCT ” đã được định nghĩa rất chính xác, rất rõ ràng. Tuy vậy, điều này cũng gặp một rắc rối là trong cuộc sống thường nhật người ta hiểu BPCT không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm y học được luật hoá như vậy. Trong dân gian, khi nhắc đến BPCT, người ta có thể hiểu ngay đó là các bộ phận như chân, tay, lưng, ngực, đầu, cổ …
Cũng tương tự như pháp luật của nước ta, Luật y sinh của Cộng hòa Pháp cũng định nghĩa BPCT người là một phần của cơ thể người, riêng biệt và có khả năng sống, được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau và có khả năng duy trì cấu trúc, sự phân bố mạch và thực hiện các chức năng sinh lý một cách hoàn toàn độc lập.
Nhưng dù hiểu theo cách gì đi nữa thì không phải tất cả các BPCT của con người đều là đối tượng của quyền hiến BPCT.
Thứ nhất, đó phải là BPCT mà khi được hoặc bị lấy ra khỏi cơ thể của người hiến trước hết sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người đó; Điều này là quan trọng nhất, mang tính quyết định nhất. Vì pháp luật sẽ bảo vệ người đó trước việc này sẽ không bị lợi dụng trong thực tế, không bị che lấp tính nhân văn của xã hội loài người tiến bộ. Trong xã hội hiện đại, mọi người đều bình đẳng, ai cũng có quyền sống; không ai có thể đặt quyền sống của mình cao hơn quyền sống của cá nhân khác, cũng như không có cá nhân nào lại đi đặt quyền sống của mình dưới quyền sống của một cá nhân khác. Thử đặt trường hợp một người “tình nguyện” hiến trái tim của mình cho “người khác”, thì chắc chắn người đó sẽ không thể tiếp tục “sống” khi họ “hiến” đi trái tim của mình. Chưa kể là vì một mối quan hệ quyền lực hay tiền bạc nào đó có thể “ép” họ hiến đi bộ phận gắn liền với sinh mạng của mình như vậy.
Thứ hai, bộ phận đó có thể được lấy ra khỏi cơ thể người hiến mà không đe dọa sự sinh tồn của họ do các đặc tính sinh học của bộ phận đó đối với cơ thể sống của con người. Trường hợp này, thường thì các BPCT đó được hình thành theo cặp trong cơ thể người bình thường. Ví dụ như một người có thể hiến một quả thận thì người đó vẫn có thể tiếp tục sống, sinh tồn. Mặc dù về mặt khoa học, chưa thể chứng minh được họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục cuộc sống bình thường với các chức năng sinh lý vốn có của một cơ thể người bình thường. Vì như trường hợp này, con người có hai quả thận, bị lấy đi, hay hiến đi một quả thận thì người đó vẫn có thể tiếp tục sống. Trường hợp một người hiến một giác mạc của mình cũng vậy. Mặc dù giác mạc và thận là các BPCT không thể tái sinh, nhưng trên cơ thể một người bình thường luôn có hai bộ phận song song, lấy đi một bên không
trực tiếp đe dọa đến mạng sống của người hiến, nhưng thực tiễn y khoa hiện không chấp nhận việc hiến giác mạc của người sống vì như vậy chức năng nhìn của người đó không còn thực hiện được với con mắt bị lấy đi giác mạc đó.
Thứ ba, bộ phận đó, do đặc tính sinh học mà có thể tái sinh theo thời gian, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người hiến như một phần lá gan hoặc một số mô da hoặc cơ. Vì khi lấy đi một phần các bộ phận đó, trong một thời gian nhất định, trong điều kiện cơ thể và môi trường sống bình thường thì các bộ phận đó sẽ dần dần tái sinh, tiếp tục tái tạo để phát triển đủ, đúng số lượng cần có của cơ thể. Y học đã chứng minh các tế bào của các BPCT nói trên liên lục tái sinh nếu bị thiếu hụt về số lượng, tất nhiên chỉ trong các điều kiện sức khỏe của chính người đó và chế độ dinh dưỡng cùng các điều kiện môi trường là bình thường và thuận lợi.
Nếu nhìn nhận dưới góc độ khác, ta sẽ thấy các BPCT là đối tượng của quyền hiến này sẽ bao gồm hai loại sau:
Một là, các BPCT lành lặn, khỏe mạnh, bình thường sẽ được dùng vào mục đích chữa bệnh cho người khác, và có thể là dùng để nghiên cứu khoa học. Mục đích chữa bệnh là nhằm cấy ghép cho người bị bệnh hoặc người bị khuyết tật bẩm sinh nhằm mang lại hoặc kéo dài sự sống cho họ. Mục đích nghiên cứu khoa học là có thể dùng bộ phận đó làm mẫu vật để nghiên cứu, hoặc dùng để giảng dạy trong y khoa .
Hai là, các BPCT đã bị bệnh, hoặc bị khuyết tật bẩm sinh do khiếm khuyết về mặt di truyền hoặc là do ảnh hưởng bởi môi trường và các điều kiện ngoại cảnh nói chung. Chẳng hạn như một cánh tay bị hoại tử của một người mà không thể cứu chữa được, cần phải cắt bỏ để đảm bảo sự sống cho người đó; hoặc là một bộ phận như một chi thứ năm bị thừa của một người …
Những BPCT đó là không bình thường, hoặc không còn bình thường, có thể lấy ra khỏi cơ thể của họ mà không ảnh hưởng đến tính mạng thì nó có thể trở thành đối tượng của quyền hiến BPCT. Trường hợp này, các BPCT đó không thể dùng để chữa bệnh cho người khác được, vì chính các BPCT này đã không còn hoặc không thực hiện các chức năng sinh lý nhất định, bình thường của người có quyền hiến BPCT nữa; chúng chỉ có thể được chủ nhân hiến vì mục đích nghiên cứu khoa học mà thôi.
Tuy nhiên, do đặc thù trong sinh học và y khoa, các BPCT người là đối tượng của quyền hiến BPCT người này khi dùng vào mục đích chữa bệnh cho người khác còn phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về mặt y học như là đang trong tình trạng hoạt động bình thường, chưa bị lão hóa đến mức suy giảm hay thoái hóa chức năng của bộ phận đó; phải được tiến hành lấy trên cơ thể người hiến có độ tuổi tương đương hoặc nhỏ hơn, nên dưới 60 tuổi, không mắc các bệnh như HIV, viêm gan B…Như vậy, mặc dù luật quy định rằng cá nhân có quyền hiến BPCT của mình, nhưng do đặc thù của lĩnh vực này mà pháp luật nước ta quy định chỉ lấy gan của người hiến từ 20-55 tuổi9; nên lấy thận của người hiến tương đương hoặc lớn hơn người nhận và không nên lấy thận của người hiến trên 60 tuổi10
.
Trong khi đó, tại Anh đã có trường hợp người hiến thận đã 81 tuổi và người nhận cũng đã 51 tuổi tại bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham11
.
Vấn đề này ngoài quy định của pháp luật còn do nhận thức và trình độ thực hành của nền y học mỗi quốc gia. Pháp luật chỉ giới hạn tuổi người hiến khi BPCT của người đó đã bị lão hóa nếu tiếp tục phát triển trong cơ thể người khác cũng không phát huy hết tác dụng của nó, trường hợp người hiến là
9
Quy trình kỹ thuật ghép gan từ người cho sống ban hành kèm theo Quyết định số 43/2006/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
10
Quy trình kỹ thuật ghép thận từ người cho sống ban hành kèm theo Quyết định số 43/2006/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
11
người cao tuổi nhưng BPCT của họ vẫn hoạt động tốt và qua quá trình xét nghiệm vẫn có thể cấy, ghép vào cơ thể người khác thì vẫn được sử dụng để cứu sống người bệnh.
Ở Singapore, trong đạo luật HOTA (Human Organ Transplant Act-16 July 1987)12 - đạo luật về cấy ghép mô người, đã liệt kê cụ thể các bộ phận có thể được dùng trong cấy ghép mô người bao gồm: thận (Kidney), gan (Liver), giác mạc (Cornea), tim (Heart), trong đó đặc biệt trái tim chỉ dành cho trường hợp hiến BPCT sau khi chết mà thôi. Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật có liên quan, Luật pháp Singapore còn quy định các trường hợp ghép xương, da, răng…
Các BPCT đó không được coi là hàng hóa và chúng không thể là hàng hóa. Các BPCT đó chỉ có thể hiến để dùng vào mục đích chữa bệnh, hay nghiên cứu khoa học. Chúng chỉ có thể được nhìn nhận dưới góc độ nhân đạo, nhân văn và vì sự tiến bộ của loài người nói chung.