Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của viễn thông bắc kạn (Trang 93)

n thôg ở một số ước trê thế giới

3.4.2.Những mặt còn hạn chế

* Đối với hoạt động marketing

Mặc

, song hoạt động này vẫn còn những tồn tại và hạn chế cơ bản sau: - Các hoạt động marketing còn đơn lẻ, thiếu đồng bộ, thường chỉ giới hạn trong phạm vi các hình thức quảng cáo, khuyến mại.

- Chưa xây dựng được một chiến lược marketing rõ ràng, phụ thuộc quá nhiều vào chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Công tác nghiên cứu marketing còn bỏ qua nhiều nội dung quan trọng, những người làm marketing còn chưa tiến hành dự đoán ngắn hạn và dài hạn, trong khi công tác dự đoán là một nhân tố quan trọng giúp các đơn vị chủ động trong sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp không có các dự đoán ngắn hạn thể hiện khả năng nắm bắt thị trường còn chưa tốt, năng lực phân tích thông tin và các sự kiện còn yếu. Công tác đo lường tiềm năng thị trường còn chưa được thực hiện một cách triệt để, một trong những điều đáng lo ngại là những người làm marketing ở đây còn hiểu hạn chế về đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, vấn đề nghiên cứu nội dung và hiệu quả của quảng cáo cũng không được tiến hành triệt để, do nhiều nội dung của việc nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện, trong đó có cả dự đoán khuynh hướng giá cả, quá trình kế hoạch hoá hoạt động marketing của

ảnh hưởng và không thể nói là đã được thực hiện tốt. * Chính sách sản phẩm

Sản phẩm của Viễn thông Bắc Kạn chưa đa dạng về mẫu mã, không có nhiều khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Do đó Viễn thông Bắc Kạn cần nghiên cứu thay đổi chính sách về sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm của thị trường, khả năng mua của khách hàng.

* Chính sách giá

Giá sản phẩm của Viễn thông Bắc Kạn chủ yếu áp theo mức giá trần của Nhà nước quy định cho hầu hết các dịch vụ viễn thông, chưa có chính sách giá riêng biệt cho các khách hàng đặc biệt như chính sách khách hàng lâu năm, chính sách cho khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ.vv.

* Chính sách phân phối

Hệ thống kênh bán hàng mặc dù đã được Viễn thông Bắc Kạn triển khai với mật độ khá dầy nhưng chỉ tiêu phục vụ bình quân so với mức bình quân của

) đạt 15,2 km2 trong khi đó tỷ lệ này của Viettel là 10,1 km2/đại lý.

* Chính sách xúc tiến hỗn hợp:

Chính sách xúc tiến hỗn hợp của

thiệu các dịch vụ viễn thông. Hình thức, nội dung quảng cáo còn nghèo nàn mang tính giới thiệu là chính, chưa đi sâu vào tâm lý của khách hàng. Các loại hình quảng cáo như phát tờ rơi, áp phích thực sự không có nhiều hiệu quả, lãng phí.

* Quản lý con người

Do chính sách tuyển dụng và đào tạo chưa hợp lý vì vậy nguồn tuyển chọn lao động trong thời gian qua còn hạn hẹp, tỷ lệ lao động tuyển từ nguồn con em cán bộ công nhân viên trong đơn vị chiếm gần 50% vì vậy chất lượng chưa cao, chưa thu hút được lao động có trình độ cao. Rất hiếm người làm công tác marketing được đào tạo bài bản qua chuyên ngành marketing, đây là vấn đề Viễn thông Bắc Kạn nên nghiêm túc nhìn nhận. Chưa có chính sách đãi ngộ và đánh giá năng lực phù hợp, đôi khi vẫn còn mang tính chủ nghĩa bình quân dẫn đến trong những năm qua nhiều lao động có trình độ cao đã xin chuyển ra ngoài ngành.

* Sử dụng các yếu tố hữu hình và quy trình

Mặc dù Viễn thông Bắc Kạn đã ban hành được nhiều quy trình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên việc áp dụng ở các đơn vị trực thuộc còn hạn chế đặc biệt là trong công tác chăm sóc khách hàng như: phát triển thuê bao; xử lý ứng cứu thông tin và khắc phục sự cố cho khách hàng. Hiện tại thời gian lắp đặt 1 dịch vụ viễn thông trung bình 16h tuy nhiên cũng còn nhiều khách hàng phàn nàn về việc chậm trễ của nhân viên trong công tác phát triển thuê bao và xử lý sự cố đường dây thông tin cho khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của viễn thông bắc kạn (Trang 93)