CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT COLLAGEN
2.1.6 Năm 2005, Kittiphattanabawon, Benjakul, Visessanguan, Nagai, Tanaka, trên cơ sở sử dụng các phương pháp tách chiết collagen theo qui trình trên có kết hợp một số
sở sử dụng các phương pháp tách chiết collagen theo qui trình trên có kết hợp một số thay đổi và phát triển thêm việc tách chiết collagen trên da và xương của loài cá chỉ vàng ( Priacanthus tayenus ).
Tác giả đã có những nghiên cứu khá hoàn thiện và đầy đủ các phân tích về collagen:
- Đã phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng các chất béo, protein và hàm lượng hydroxyproline. Trong đó hàm lượng chất béo trong da cá nguyên liệu là 0,98%, còn trong collagen thành phẩm là 0,33% (theo trọng lượng ướt), cho thấy việc xử lí da cá chưa loại sạch triệt để các chất béo.
- Đã phân tích thành phần acid amin trong collagen và xác định trong đó glycine là acid amin chính chiếm 30%.
- Về sắc kí điện di xác định chuỗi collagen : tác giả cũng có nhận định giống như các bài báo khác, collagen chứa chuỗi α gồm chủ yếu là α1 và α2 ; còn α3 khó tách ra trong điều kiện điện di. Ngoài ra, trong collagen còn có các chuỗi β và γ . Ở đây chúng ta
cần lưu ý rằng việc xác định sự tồn tại của các chuỗi α , β, γ là quan trọng, nó cho chúng ta
biết được một thông tin là chuỗi dạng α là những monomer có trọng lượng phân tử ≤
100kDa, chuỗi dạng β lại là những polymer có trọng lượng phân tử từ 100-200 kDa, chuỗi
dạng γ cũng là những polymer nhưng lại có trọng lượng phân tử ≥ 200 kDa.
- Trọng lượng phân tử collagen nằm trong khoảng 186,5-69,5 kDa.
càng cao càng làm cho mối liên kết hydro bị phá vỡ, nhờ mối liên kết hydro này cấu trúc collagen mới bền. Trên 40oC, collagen bị biến đổi thành một hổn hợp các dây đơn, đôi, và ba cuộn lại một cách vô trật tự (random-coil single, double, triple strand). Sự phá vỡ cấu trúc collagen gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ và có liên hệ với sự thay đổi độ nhớt của dung dịch collagen.
- Tác giả còn phân tích thêm ảnh hưởng của pH lên độ nhớt của dung dịch collagen. Dung dịch collagen có độ nhớt cao trong khoảng pH từ 2-5. Điều này giúp cho chúng ta nghiên cứu tách chiết collagen trong dung dịch có pH thích hợp, trong đó pH = 2 cho độ nhớt cao nhất.
- Còn đối với ảnh hưởng của NaCl lên dung dịch collagen. Ở nồng độ khoảng 3% NaCl trong dung dịch acetic 0,5M của collagen, độ nhớt không thay đổi. Nhưng khi tăng nồng độ NaCl lên, độ nhớt giảm xuống. Điều này được giải thích là khi nồng độ NaCl tăng, độ hòa tan của protein giảm do làm lộ các nhóm kị nước nằm bên trong phân tử protein.