Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long (Trang 27)

trong từng giai đoạn

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Song về cơ bản chúng được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố ảnh hưởng thuận lợi và nhóm nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng, nhờ những nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đã giúp cho ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển tốt hơn các dịch vụ của mình. Bên cạnh đó các ngành ngân hàng cũng chịu không ít khó khăn từ sự ảnh hưởng của những nhân tố bất lợi.

1.3.2.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đến sư phát triển dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn2006-2009.

Để có thể đưa ra được những giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng, ngành ngân hàng cũng như các ngân hàng thương mại cần tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng.Nhóm nhân tố này bao gồm:

* Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực chủ chốt, không thể thiếu cảu bất kì doanh nghiệp nảo. Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực mạnh thể hiện qua các yếu tố: Trình độ đào tạo, trình độ nghiệp vụ, thái độ với khách hàng. Nhân sự của một ngân hàng là nguồn lực để kết nối tất cả các nguồn lực khác phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, đồng thời là cái gốc của mọi sự thay đổi, mọi sự cải tiến. Mọi thông tin về dịch vụ, sử dụng dịch vụ phần lớn khách hàng có được là thông qua hệ thống nhân viên giao dịch. Do đó đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, có thái độ và phong cách phục vụ tốt sẽ là động lực để thu hút khách hàng. Số lượng khách hàng ngày càng tăng là một trong

những điều kiện cần để ngân hàng chú trọng phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng này.

* Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tiềm lực tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu:

+ Độ an toàn vốn

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so vởi tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro ngân hàng.

CAR = x 100%

Tỉ lệ thường được dùng để bảo vệ những người gủi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bẳng tỉ lệ này người ta có thể xác định khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loaj rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó tự tạo ra một tấm đệm chống lại cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ người gửi tiền.

Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Như vậy, một ngân hàng bảo đảm được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng có nghĩa đảm bảo được quyền lợi của khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.Tạo cho khách hàng niềm tin, sự an toàn khi quyết định sử dụng các

dịch vụ của ngân hàng. Độ an toàn vốn tối thiểu là một trong các yếu tố làm tăng lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Khi ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, giúp cho các ngân hàng có nhiều vốn đầu tư vào khoa học công nghệ, và nguồn nhân lực, điều này làm cho khách hàng tin tưởng vào công nghệ và trình độ cán bộ nhân viên của ngân hàng sẽ đi theo hướng tốt. Từ đó họ sẽ tham gia vào các dịch vụ ngân hàng và giúp cho dịch vụ của ngân hàng đó phát triển.

+ Mức sinh lợi

Mức sinh lợi là phần tài sản mà ngân hàng nhận thêm nhờ đầu tư cho hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Mức sinh lợi = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Mức sinh lợi sau mỗi kỳ hoạt động của ngân hàng càng tăng càng hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bởi vì, phát triển dịch vụ ngân hàng luôn đi liền với đổi mới, phát triển công nghệ, phát triển công nghệ lại đỏi hỏi một lượng vốn lớn.

1.3.2.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn2006-2009.

Ngoài việc tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng thuận lợi, các ngân hàng cần quan tâm đến những nhân tố ảnh hưởng bất lợi để hạn chế những nhân tố này và có các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng . Nhóm nhân tố này bao gồm:

*Môi trường pháp lí:

Môi trường pháp lí bao gồm hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện. Đây là cơ sở pháp lí cho hoạt động của ngân hàng hay bất kì một tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Môi trường pháp lí đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ. Với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần trong nền kinh tế trong

xã hội hoạt động theo trật tự trong khuân khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng an toàn hiệu quả, đòi hỏi hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, các quy định chặt chẽ không chồng chéo, không có khẽ hở để các bên trục lợi. Việc thay đổi chính sách cũng gây bất lợi cho các hoạt động của ngân hàng.

* Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, các khách hàng được chủ động tìm kiếm, lựa chọn NHTM để quan hệ gửi tiền, vay tiền, thanh toán, sử dụng các dịch vụ khác... Hơn nữa, các ngân hàng cũng có quyền chủ động mời chào các dịch vụ đặt quan hệ, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại. Trong quá trình này, dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn, giá cả phù hợp hơn sẽ được khách hàng lựa chọn và tăng khả năng cạnh tranh. Điều đó buộc các ngân hàng phải nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các dịch vụ mang tính tiện ích cao cho khách hàng. Vì vậy cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng hóa, hiện đại hóa.

*Trình độ khoa học công nghệ

Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là điều sống còn của các NHTM trong sự tồn tại và phát triển. Do vậy, các ngân hàng luôn tìm các đổi mới công nghệ. Đi kèm với đổi mới công nghệ là việc ra đời của các dịch vụ ngân hàng. Từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh cho chính ngân hàng.

1.3.3. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng

1.3.3.1. Nghiên cứu nhu cầu về thị trường về dịch vụ ngân hàng

Khách hàng cần gì, mong muốn gì ở các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Điều cơ bản quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. làm thế nào để biết được khách hàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận.

Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng để qua đó có thể tung sản phẩm hiện hữu nhằm có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, củng cố vị trí của mình trên thị trường. Những thông tin mà ngân hàng thường quan tâm: khách hàng thích thú với loại dịch vụ nào nhất, ở mỗi loại dịch vụ chất lượng dịch vụ mà khách hàng yêu cầu là gì, mức phí mà khách hàng cảm thấy phù hợp với khả năng của mình, sau khi dùng dịch vụ khách hàng muốn ngân hàng cung cấp những thông tin gì thêm trong thời gian sử dụng dịch vụ,…

Thông tin là chìa khóa để am hiểu thị trường. Bạn cần phải hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh, cần phải dự báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng, cần phải biết làm thế nào để ứng phó với sự thay đổi đó, cần phải có phương pháp hệ thống hóa việc thu thập và xử lí thông tin thị trường

1.3.3.2. Xác định số loại dịch vụ ngân hàng mới cần phát triển Cần phát triển thêm bao nhiêu loại dich vụ trong giai đoạn 2006- 2009.

Các loại dịch vụ ngân hàng cần phát triển: Dịch vụ ngân hàng điện tử (internetbanking, SMS banking, phone banking), dịch vụ tư vấn và phát hành bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh thanh toán, dịch vụ bảo hiểm.

1.3.3.3. Lập kế hoạch đưa dịch vụ ngân hàng mới ra thị trường

Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ mới: Tên các dịch vụ, giá các dịch vụ, quảng bá sản phẩm mới…

Tên các dịch vụ: Dịch vụ ngân hàng điện tử (internetbanking, SMS banking, phone banking), dịch vụ tư vấn và phát hành bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh thanh toán, dịch vụ bảo hiểm.

Giá các dịch vụ: Internetbanking, phone banking miễn phí; SMS banking mất phí 1000 đồng trên một tin nhắn thành công; dịch vụ tư vấn và phát hành bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp: dịch vụ tư vấn miễn phí,…

Quảng bá sản phẩm: quảng cáo trên internet, trên báo chí, đài, quảng bá trực tiếp,..

1.3.3.4. Tổ chức giới thiệu với công chúng về dịch vụ ngân hàng mới.

Giới thiệu các dịch vụ ngân hàng mới qua nhiều kênh khác nhau: Qua truyền thông, báo chí, internet

Với việc giới thiệu các dịch vụ trên kênh truyền thông, báo chí, internet người dân sẽ dần tiếp cận với các dịch vụ mới này và sẽ có những kiến thức nhất định về các dịch vụ ngân hàng. Khi họ có nhu cầu có thể tham gia dịch vụ đó.

1.3.3.5. Đưa dịch vụ ngân hàng mới vào thử nghiệm, tổng kết.

Sản phẩm được triển khai thử nghiệm trên thị trường với một nhóm khách hàng, một nhóm khu vực kèm theo các hoạt động xúc tiến hỗn hợp như triển khai sản phẩm mới trên thị trường cùng các hoạt động tài trợ, hoặc các sự kiện, bài báo, các chương trình khuyến mại…

Đánh giá sự thành công hay thất bại cải sản phẩm thông qua phản ứng của một nhóm khách hàng, một nhóm khu vực được thử nghiệm trên thị trường. Có thêm những sự thay đổi cho phù hợp hơn với khách hàng- nếu cần thiết trước khi chính thức tung ra sản phẩm dịch vụ này ra thị trường

1.3.3.6. Quyết định đưa dịch vụ ngân hàng mới thành dịch vụ chính thức.

Ngân hàng cần xác định một số việc cần làm trước khi chính thức tung sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường như thời gian tung sản phẩm, địa điểm, chi nhánh, cách làm, bước đi….

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng

1.3.4.1. Số lượng khách hàng mới tham gia vào các dịch vụ mới

Số lượng khách hàng được hiểu là tất cả các khách hàng có nhu cầu, mong muốn và đã, đang sử dụng các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ càng nhiều đồng nghĩa với dịch vụ cung cấp càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, đủ mọi thành phần kinh tế. Số lượng khách hàng càng đông thì dịch vụ ngân hàng ấy càng phát triển và ngược lại.

1.3.4.2. Doanh số thu được từ các dịch vụ mới trong giai đoạn 2006- 2009.

Doanh thu thu được từ các dịch vụ mới của ngân hàng ngày càng tăng, chứng tỏ sản phẩm dịch vụ đã đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng và dịch vụ ngày càng phát triển hơn.

1.3.4.3. Tỷ trọng dịch vụ mới so với dịch vụ truyền thống

Ở nước ta hiện nay thì dịch vụ mới vẫn chưa phát triển tốt, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là từ các dịch vụ truyền thống. Nhưng ở các nước phát triển thì các dịch vụ mới phát triển rất tốt và nguồn thu chủ yếu là từ các dịch vụ mới. Tỷ trọng dịch vụ mới so với dịch vụ truyền thống tăng chứng tỏ dịch vụ ngân hàng được phát triển, là dấu hiệu tốt trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

Tóm lại, Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các dịch vụ của ngân hàng thương mại, đưa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển dịch vụ của ngân hàng thương mại. Với những tiện ích, ưu điểm của các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng mới cho thấy việc phát triển dịch vụ ngân hàng ở các NHTM Việt Nam là một tất yếu làm tiền đề và cơ sở vững chắc cho việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH

THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2006-2009

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG- TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1.1. Đôi nét về NHTMCPNT Việt nam – chi nhánh Thăng Long

+ Giới thiệu tổng quan về NHTM CPNT VN

Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

Tên đầy đủ bằng tiếng anh: joint strock commercial bank for Foreign trade of Vietnam.

Tên viết tắt: VCB.

Địa chỉ trụ sở chính: số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Vốn điều lệ: 12.100.860.260.000 đồng.

Chủ tịch hội đồng quản trị: ông Nguyễn Hòa Bình. Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh ngân hàng.

Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh: huy động vốn, hoạt động tiền gửi, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động dịch vụ khác

+ Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh Thăng Long

* Chi nhánh Thăng Long là một trong những chi nhánh của NHTM CPNT Việt Nam, có trụ sở chính tại số 98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 03 tháng 03 năm 2003 với tên gọi ban đầu là chi

nhánh cấp II NHNT Cầu giấy trực thuộc chi nhánh NHNT Hà Nội. Chi nhánh cấp II NHNT Cầu Giấy được nâng cấp thành cấp I- chi nhánh NHNT Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam theo quyết định số 935/QD.NHNT.TCCB ngày 13/12/2006 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam.Ngày 01/8/2007, chi nhánh NHNT Cầu Giấy được đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long (nay là ngân hàng TMCP Việt Nam chi nhánh Thăng Long) theo quyết định số 567/NHNT-TCCB-ĐT ngày 11/7/2007 cuả chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHTMCPNT Việt nam – chi nhánh Thăng Long

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của NHTMCPNT Việt nam – chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và ngày nay ngân hàng còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, do đó ngân hàng có nhiều chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

-Chức năng của NHTM CPNT Việt Nam

Sự dụng có hiệu quả, an toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của NHTM.

Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, lành mạnh góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nứơc.

Nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ về tài chính cũng như các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và của ngân hàng nhà nước.

-Nhiệm vụ của NHTM CPNT Việt Nam: nhận tiền gửi, cho vay, thực hiện nghĩa vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, các dịch vụ khác,..

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w