2. Thực trạng phát triển thị trường của Công ty TNHH Cáp điện SH-VINA
2.3.2 Chính sách giá
Mục tiêu thứ nhất của công ty là không ngừng tăng lợi nhuận, đảm bảo được lợi nhuận cũng có nghĩa là đảm bảo được một tương lai phát triển cho Công ty trên thương trường. Đây là mục tiêu có ý nghĩa lâu dài. Tuy nhiên, việc thoả mãn hai mục tiêu lại có những mâu thuẫn cần được giải quyết khéo léo. Điều mâu thuẫn chính là ở chỗ để tăng lợi nhuận để đẩy giá bán cao, để mở rộng thị trường cần tăng chi phí marketing, giảm giá bán. Để giải quyết mâu thuẫn này công ty cần tìm một phương án tối ưu.
Mục tiêu thứ hai là tăng thị phần được ưu tiên trong giai đoạn này. Hiện nay SH-VINA có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như Trần Phú, Thiên Phú, Cadisun, Cadivi…Đây là những Công ty đã có kinh nghiệm lâu năm về sản xuất kinh doanh dây cáp điện tại thị trường miền Bắc nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung . Chưa kể đến có rất nhiều sản phẩm là hàng giả hàng nhái, chất lượng sản phẩm rất thấp nhưng có mức giá bán rẻ và được phân phối rất nhiều trên thị trường. Những khó khăn như vậy gây áp lực rất lớn cho việc ra chính sách giá bán của SH-VINA. Nhìn chung giá bán của SH-VINA so với các Công ty khác là thấp hơn.
Mức giá xác định phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất, phân phối và tiêu thụ trong đó bao gồm cả lợi nhuận. Trong thực tế sản xuất kinh doanh tại Công ty, các chi phí bao gồm các khoản
chủ yếu sau:
- Chi phí nguyên liệu năng lượng. - Tiền lương công nhân
- Chi phí quản lý.
- Khấu hao tài sản cố định.
+ Gộp chung thành giá thành: 28% doanh thu. - Chi phí Marketing 12% doanh thu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 30 % doanh thu. - Lợi nhuận dự tính: 13% doanh thu.
Xây dựng mức giá của Công ty dựa trên sự xác định và phân tích giá cả chất lượng hàng hoá của đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty là Công ty dây cáp điện Trần Phú, LS-VINA, Cadisun.. . Giá cả của các loại dây cáp điện các công ty này là khá cao . Tuy vậy sự hấp dẫn của sản phẩm của Công ty không bằng các đối thủ cạnh tranh này. Đó là sự khác nhau về chất lượng sản phẩm và thương hiệu. Do đó giá của sản phẩm Công ty thường thấp hơn đối thủ cạnh tranh
Quyết định giá bán sản phẩm là công việc quan trọng mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua kỳ họp cuối năm tài chính. Mức giá thông qua sẽ áp dụng suốt năm tiếp theo. Trong một số trường hợp đặc biệt Giám đốc của công ty có thể quyết định điều chỉnh giá.
Việc áp dụng chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm được Công ty rất chú ý. Chiết khấu là một công cụ được Công ty dùng để giảm bớt hàng tồn kho ở những thời điểm tiêu thụ khó khăn trong điều kiện không giảm giá chính thức. Chiết khấu này có thể chuyển trực tiếp cho người tiêu dùng hay các thành viên trong kênh.