ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 55)

5. Nội dung, tình hình và phương pháp nghiên cứu

2.2.ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

trì và cân bằng giữa việc chống lại việc lạm dụng, làm tổn hại tới sự phát triển của tác phẩm văn học dân gian đồng thời đảm bảo sự tự do sáng tạo lấy nguồn cảm hứng từ các tác phẩm đó. Đó là việc đảm bảo sự cân bằng giữa một mặt là gìn giữ và một mặt là phát triển chúng. Hiến pháp 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định:” Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình”, “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam..”(Điều 5 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).

Bên cạnh đó, một lợi ích quan trọng mà việc bảo hộ tác phẩm văn học dân gian mang lại, đó là những lợi ích kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần phải xem xét lợi ích này một cách kĩ lưỡng và phải đề cao chúng. Một đất nước đang phát triển như Việt Nam khi mà tiềm lực về kinh tế chưa mạnh thì ta phải biết dựa vào những tiềm lực khác để phục vụ cho lợi ích kinh tế. Khai thác tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian sẽ đem lại lợi ích này, điển hình là khai thác chúng cho mục đích phục vụ du lịch, những giá trị truyền thống là một lợi thế để thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài, ví dụ như thơ ca dân gian, câu truyện cổ tích, thần thoại được sân khấu hóa,...trong lễ hội Fesstival.Việc khai thác tác phẩm văn học dân gian sẽ đem lại một nguồn thu lớn, một nguồn động lực mạnh cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

2.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN VĂN HỌC DÂN GIAN

Tác phẩm văn học dân gian mang những đặc trưng rất riêng, đó là tính dị bản, tính truyền miệng, tính nguyên hợp và tính tập thể. Dựa trên những

đặc trưng đó mà điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian khác so với các đối tượng khác theo hình thức bảo hộ quyền tác giả.

Thứ nhất, tính dị bản là đặc trưng của tác phẩm văn học dân gian, do đó

chúng sẽ không đảm bảo được tính nguyên gốc. Tác phẩm văn học dân gian không bao giờ có thể biết được ai là người đầu tiên sáng tác ra chúng, hiện nay rất nhiều các tác phẩm văn học dân gian giống nhau về nội dung nhưng vẫn có nhiều chi tiết khác nhau ví dụ như địa điểm trong tác phẩm, tên nhân vật, nơi xuất xứ, ... những chi tiết khác nhau đó tạo ra những dị bản khác nhau, tất cả các dị bản đó đều tự động được bảo hộ mà không cần đảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm. Mỗi dị bản đó lại trở thành một tác phẩm văn học dân gian của một cộng đồng làng xã nào đó, không biết đâu là tác phẩm gốc, đâu là tác phẩm được "Cải biên", cũng không biết được ai là tác giả sáng tạo ra chúng bởi đặc trưng của chúng tính truyền miệng, do đó chúng cần được tôn trọng và bảo vệ như nhau.

Thứ hai, bảo hộ tác phẩm văn học dân gian không phụ thuộc vào việc

định hình tác phẩm, đây là một điểm khác biệt nữa so với điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm sáng tạo khác. Một điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định hay nói cách khác quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo, tuy nhiên hình thức chủ yếu một tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền đó là truyền miệng, không có một hình thức nhất định nào cho chúng, bởi vậy mà tác phẩm văn học dân gian sẽ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. Các thể loại tác phẩm văn học dân gian thuộc hình thức ngôn từ (truyền miệng), chẳng hạn như một bài thơ người ta có thể đọc và cũng có thể ngâm thơ,...không thể bó buộc một hình thức cố định nào cho chúng, chúng tự động được bảo hộ mà không cần định dạng. Khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ - CP ngày 21/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan đã quy định rất rõ "Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ

không phụ thuộc vào việc định hình".

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 55)