MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐ

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)

5. Nội dung, tình hình và phương pháp nghiên cứu

2.1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐ

TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Việc bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của tác phẩm văn học dân gian ở Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết bởi những mục đích rất quan trọng

Trước hết, cũng giống như mục đích chung của các nước trên thế giới khi bảo hộ tác phẩm văn học dân gian, pháp luật Việt Nam có những quy định về bảo hộ tác phẩm văn học dân gian nhằm duy trì những giá trị truyền thống, nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, đồng thời bảo tồn sự phát triển lâu dài, bền vững của tác phẩm văn học dân gian. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có bề dày truyền thống, những nét đẹp văn hóa đều được đúc kết và thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian. Mỗi một tác phẩm văn học dân gian là cả một quá trình sáng tạo, là một kho tri thức, một kho kinh nghiệm rất quý báu của ông cha để lại vì thế chúng cần được gìn giữ và được bảo hộ. Bảo hộ, duy trì và phát huy những giá trị vốn có của tác phẩm văn học dân gian cũng giống như bảo vệ đạo đức của cả một xã hội, khích lệ lòng dân, duy trì những nét văn hóa truyền thống của các cộng đồng làng xã tồn tại từ lâu đời, đó là những vốn cổ, là tâm hồn của người Việt không được để mai một. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử ông cha ta đã cố công xây dựng và gìn giữ những áng văn chương bất hủ của dân tộc như ca trù, ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích...chúng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người ở mỗi một vùng miền trên đất nước Việt Nam nói riêng và cả dân tộc ta nói chung. Do đó, chúng ta không thể làm mất đi những

nét đẹp văn hoá mà ông cha ta bao đời nay gây dựng và gìn giữ, mà chúng ta phải bảo vệ những gì được coi là tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)