Trước khi có Bộ luật Dân sự 2005 ban hành

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 32)

5. Nội dung, tình hình và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Trước khi có Bộ luật Dân sự 2005 ban hành

- Hiến pháp và luật

bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân

loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân...” [21]. Đồng thời

nghiêm cấm truyền bá tư tưởng, văn hóa đồi trụy, phản động làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. Trên cơ sở đó, tại Điều 8 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngày 02/12/1994 được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian. Ngày 28/10/1995 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995. Đây là bộ luật quan trọng đầu tiên quy định về quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian nói riêng. Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự 1995, Chính phủ đã ban hành một số nghị định hướng dẫn thi hành. Ngoài ra tại, g30

Bộ luật Hình sự 1999, Luật Di sản văn hóa 2001, Luật xuất bản 2004 và các văn bản pháp luật khác cũng đã có quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 đề cập đến những sản phẩm truyền thống nói chung trong đó có văn học dân gian thuộc về di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, được lưu truyền bằng miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác, lưu truyền bằng trí nhớ và hình thức lưu truyền khác...bao gồm tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, lối diễn xướng...Hơn nữa, Luật Xuất bản 2004 quy định về việc nhà nước đảm bảo quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân

trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, việc bảo hộ những giá trị truyền thống nói chung và văn học dân gian nói riêng được Đảng và Nhà nước quan tâm từ lâu, là cơ sở để Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc

- Các văn bản dưới luật

Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số các quy định về quyền tác giả trong BLDS; Thông tư 27/2001/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số các quy định về quyền tác giả trong BLDS.

Nhưng trong quá trình phát triển và thay đổi đời sống kinh tế, khoa học xã hội, Bộ luât Dân sự 1995 sau hơn 10 năm đã bộc lộ một số hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự hiện tại, trong đó có cả quyền tác giả đới với tác phẩm VHDG như:

- Quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) là quan hệ vừa mang tính chất hành chính (ví dụ các thủ tục đăng ký QTG, quyền liên quan; xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu...,), vừa mang tính dân sự (các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể) nên không thể điều chỉnh trọn vẹn các vấn đề mang tính hành chính trong Bộ luật Dân sự

- Bộ luật Dân sự điều chỉnh quyền nhân thân và quyền tài sản hữu hình, trong khi đó quyền SHTT là quyền tài sản vô hình.

hoa văn hóa của nhân loại, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, là sự sáng tạo bằng trí tuệ của con người. Vì vậy, cần có cơ chế bảo hộ chúng nhằm giữ gìn và phát triển những nét đẹp đó là cần thiết.

Do vậy, sau 10 năm thi hành BLDS 1995, việc ban hành một BLDS khác thay thế là việc làm cần thiết và hợp lý.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 32)