Biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 62)

5. Nội dung, tình hình và phương pháp nghiên cứu

2.7.1. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính bao gồm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp bị phát hiện có

hành vi vi phạm hành chính về QTG đối với tác phẩm VHDG; Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về QTG đối với tác phẩm VHDG; Khởi kiện đến tòa Hành chính Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết vụ án hành chính về QTG đối với tác phẩm VHDG.

Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm hình thức phạt tiền và cảnh cáo theo quy định của khoản 1 Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Chủ thể áp dụng các biện pháp hành chính là những người có thẩm quyền tại các cơ quan nhà nước bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hải quan; Quản lý thị trường; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển.

Một điểm khác biệt giữa biện pháp xử phạt hành chính với hai biện pháp dân sự và hình sự là ngay cả khi chủ thể bị xâm phạm không yêu cầu áp dụng, các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành có thể tiến hành xử lý vụ việc.

Biện pháp này có ưu điểm là áp dụng nhanh chóng, đơn giản về mặt thủ tục, tuy nhiên lại có hạn chế do thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được chia ra cho nhiều cơ quan khác nhau làm cho hoạt động xử lý trở nên phức tạp. Hơn nữa, mức xử phạt hành chính tối đa là 500 triệu đồng nói chung vẫn còn thấp so với giá trị thiệt hại xảy ra nên hiệu quả xử lý, tính răn đe, phòng ngừa không nghiêm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)