Phân tích khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 48)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời.

Bảng 2.11: Tỷ số khả năng sinh lời

Đvt: Triệu đồng

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.056.881,07 1.196.394,44 1.315.149,20 2. Giá vốn hàng bán 1.005.576,90 1.145.511,71 1.266.395,95 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 51.304,17 50.882,73 48.753,25 4. Chi phí bán hàng 32.744,98 26.599,01 28.000,94 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.860,55 14.027,35 14.680,76 6. EBIT 5.698,64 12.045,32 11.361,54 7. Tổng tài sản bình quân 167732,2 170488,0 191895,9 8. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.238,45 10.660,24 10.792,30 9. Vốn chủ sở hữu bình quân 64.113,61 68.483,95 72.887,72 10. BEP (%) 3,397 7,065 5,921 11. Doanh lợi doanh thu (%) 0,496 0,891 0,821 12. ROE (%) 8,2 15,57 14,81 13. ROA (%) 3,12 6,25 5,62

( Theo báo cáo tài chính CTCP Thương mại Xi măng năm 2008, 2009, 2010)

Về tỷ số doanh lợi doanh thu: ta đã biết doanh lợi doanh thu phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu; theo bảng 2.11 doanh lợi doanh thu của TMX có xu hướng tăng. Năm 2009, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,891 đồng lợi nhuận tăng 79,76% so với năm 2008; năm 2010, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,821 đồng lợi nhuận giảm 7,9% so với năm 2009. Điều này là do lợi nhuận sau thuế thu nhập tăng mạnh vào năm 2009 (tăng 103,5% so với năm 2008), đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 1,24% so với năm 2009, trong khi doanh thu thuần tăng 9,23% so với năm 2009 . Doanh lợi doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2009 nguyên nhân chính là do lợi nhuận gộp năm 2010 giảm mạnh mà giá vốn hàng bán tăng là nhân tố chính tác động theo phân tích ở phần phân tích kết quả kinh doanh. Theo phân tích của công ty chứng khoán MHB năm 2010 lợi nhuận ròng biên của DXV là 3,94%. Như vậy lợi nhuận ròng của TMX là rất thấp so với DXV. Công ty cần quản lý giảm bớt các khoản chi phí đặc biệt là giảm giá vốn hàng bán, tìm các biện pháp làm tăng doanh thu.

Khả năng sinh lợi cơ bản của TMX trong 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 3,4%; 7,07% và 5,92%. Năm 2009 khả năng sinh lợi cơ bản tăng mạnh so với năm 2008 nguyên nhân chính là do các khoản chi phí gián tiếp của doanh nghiệp giảm, năm 2010 khả năng sinh lợi của TMX giảm so với năm 2009 là do lợi nhuận gộp giảm mạnh thêm vào đó chi phí gián tiếp lại tăng so với năm 2009. Nhìn chung một đồng tài sản ngày càng tao ra nhiều lợi nhuận trước thuế và lãi vay hơn hay BEP có xu hướng tăng qua các năm tuy không đồng đều.

ROE và ROA của TMX có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đều tăng. Năm 2010 hai chỉ số này thấp hơn của ngành nhưng so với DXV thì ROE của TMX thấp hơn nhưng ROA lại cao hơn. (ROE, ROA của ngành năm 2010 lần lượt là 16,91% và 6,52%; của DXV lần lượt là 22,27% và 4,29%). Chỉ số ROA thấp hơn không đáng kể so với ngành, còn chỉ số ROE thấp hơn nhiều.

Các tỷ số khả năng sinh lời có quan hệ chặt chẽ với các chính sách quản lý khả năng thanh toán, quản lý tài sản và quản lý nợ của doanh nghiệp. Năm 2010, các tỷ số khả năng thanh toán giảm cho thấy công ty đã hi sinh một phần khả năng thanh toán để tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên khả năng sinh lời vẫn giảm so với năm 2009 là do các tỷ số hoạt động không được tốt nguyên nhân chính là việc sử dụng tài sản lưu động chưa đạt hiệu quả mong muốn trong giai đoạn này (thể hiện qua vòng quay vốn lưu động giảm).

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w