Phân tích kết cấu nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 33)

Về tài sản

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (3 năm tỷ trọng tương ứng là 92,4%; 95,4%; 96,6%) và có xu hướng tăng mạnh qua các năm là yếu tố tác động làm tăng tổng tài sản của công ty.

Theo biểu 2.2, ta thấy tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn do đó dù là chỉ tiêu tăng mạnh nhất trong tài sản ngắn hạn nhưng

cũng không tác động nhiều đến sự gia tăng của tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn (2008, 2009, 2010 tỷ trọng tương ứng là 45%, 70,2%, 66,5% tài sản ngắn hạn) và có xu hướng tăng mạnh là nguyên nhân chính kéo theo sự gia tăng của tài sản ngắn hạn.

Biểu 2.1: Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn.

Theo biểu đồ ta thấy tiền và khoản tương đương tiền biến động ngược chiều với hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2009, tỷ trọng hàng tồn kho giảm mạnh chỉ chiếm 5,6% và khoản phải thu chiếm 24,1% trong tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm so với năm 2008. Trong khi đó tỷ trọng của tiền và khoản tương đương tiền trong tài sản ngắn hạn tăng mạnh và có xu hướng tăng cao hơn 1,9 lần so năm 2008. Năm 2010, tài sản ngắn hạn vẫn tăng nhưng có tốc độ thấp hơn so với năm 2009. So với năm 2009, mặc dù hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn đều tăng, nhưng tiền và các khoản tương đương tiền có tốc độ tăng giảm (lượng tăng tiền năm 2010 chỉ bằng 3717,2 triệu đồng tương đương 2,1% so năm 2009) là nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng của TSNH.

Tỷ trọng tài sản dài hạn biến động ngược chiều với tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản và có xu hướng giảm qua các năm. Công ty cổ phần Thương mại Xi măng là công ty chủ yếu kinh doanh xi măng dó đó tỷ trọng tài sản dài hạn thấp, tài sản ngắn hạn chiếm đa số là phù hợp với thực tế các công ty thương mại.

Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2008, 2009, 2010 chiếm tỷ trọng tương ứng 75,2%; 94,6%; 100%...) có xu hướng giảm (theo phân tích ở phần diễn biến). Tuy nhiên tỷ lệ giảm của TSCĐ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn khác tuy chiếm tỷ trọng thấp trong TSDH (năm 2008, 2009, 2010 có tỷ trọng tương ứng 24,8%; 5,4%; 0%) nhưng có sự sụt giảm mạnh là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụt giảm của TSDH. Trong TSCĐ, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 90%), TSCĐ vô hình không đổi trong ba năm. TSCĐ hữu hình của công ty bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; giá trị còn lại của những tài sản này có xu hướng giảm (2009, 2010 giảm tương ứng 1,1%; 19,1% so năm 2008). Nguyên nhân chủ yếu do các tài sản bị tính khấu hao hoặc thanh lý (năm 2010 thanh lý 1473 triệu đồng giá trị nhà cửa, vật kiến trúc; 353,57 triệu đồng giá trị phương tiện vận tải truyền dẫn; 357,78 triệu đồng giá trị thiết bị dụng cụ quản lý) làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định thấp đặc biệt giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc (chiếm khoảng 83% TSCĐ hữu hình) liên tục giảm là nguyên nhân chính làm giảm TSCĐ, do đó làm TSCĐ giảm.

→ Như vậy, tỷ suất đầu tư tổng quát (tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản) của công ty thấp năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 7,6%; 4,6%; 3,4% và có xu

T ri ệu V N Đ Năm

hướng giảm chứng tỏ quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên đó là điều bình thường đối với các công ty thương mại.

Về nguồn vốn:

Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn vốn

Tổng nguồn vốn có xu hướng tăng do tác động của sự gia tăng cả 3 chỉ tiêu nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng 3 năm lần lượt là 57%; 60,4%; 61,5% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng là yếu tố chính làm tổng nguồn vốn tăng. Nợ dài hạn tăng mạnh hơn nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu nhưng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nên không tác động lớn đến sự thay đổi của tổng nguồn vốn. Phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn trong 3 năm 2008, 2009, 2010 chiếm tỷ trọng lần lượt là 86,3%; 85,4%; 86,3% và có xu hướng tăng trong 3 năm; năm 2009 bằng 95498 triệu đồng tăng 24,7% so với năm 2008, năm 2010 bằng 105507 triệu đồng tăng 37,7%so với năm 2008. Như vậy khoản phải trả người bán tăng là nguyên tố chính làm tăng nợ ngắn hạn.

Vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2008, 2009, 2010 chiếm tỷ trọng lần lượt là 42%; 38,6%; 37,4% và có xu hướng giảm trong 3 năm. Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu (khoảng trên 80%) nhưng có xu hướng giảm dần do trong giai đoạn này công ty không huy động vốn cổ phần. Ngược lại, tỷ trọng các quỹ có xu hướng tăng, cho thấy khoản lợi nhuận giữ lại

tăng tạo khả năng sinh lời trong tương lai cho công ty, tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn ở mức thấp, năm 2009 chỉ chiếm 1,2% tổng nguồn vốn, năm 2010 tỷ trọng này có tăng đạt mức 4,8% tỏng nguồn vốn. Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn thể hiện sự đầu tư phát triển bền vững trong tương lai của một doanh nghiệp. Do đó tỷ lệ lợi nhuận giữ lại/Vốn chủ sở hữu càng cao cho thấy khả năng tăng trưởng bền vững cao.

2.2.1.2. Phân tích kết quả kinh doanh.

Về doanh thu: năm 2009 đạt 1196,39 tỷ đồng tăng 13,2% so với năm 2008, năm 2010 đạt 1315,22 tỷ đồng tăng 24,44% so với năm 2008 và tăng 9,93% so với năm 2009. Như vậy, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của TMX có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Năm 2009 chính phủ đã sử dụng nhiều gói kích cầu nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái do đó các dự án, công trình quốc gia tạm ngừng thực hiện năm 2008 được tiếp tục khởi công, thêm vào đó nhiều dự án công trình mới được thực hiện làm tăng nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng góp phần làm tăng lượng tiêu thụ xi măng… Năm 2010 nhu cầu tiêu thụ xi măng vẫn tăng nhưng thêm vào đó là giá xi măng tăng mạnh do nguyên vật liệu đầu vào tăng giá là 2 nhân tố làm tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Về chi phí: chi phí bán hàng nhìn chung có xu hướng giảm (năm 2009, 2010 giảm tương ứng 18,77% và 14,49% so với năm 2008) tuy nhiên năm 2010 đã tăng nhẹ so với năm 2009. Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng trong 3 năm (năm 2009, 2010 tăng tương ứng 9,07% và 14,15% so với năm 2008) chủ yếu do chi phí nhân công và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng lớn hơn khoảng 2 lần so với chi phí quản lý doanh nghiệp nên chi phí gián tiếp năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, đến năm 2010 cả chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí dịch vụ mua ngoài đều tăng làm chi phí gián tiếp tăng 5% so với năm 2009. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu và có xu hướng tăng năm 2009 tăng 139,93 tỷ đồng tương đương 13,92% so với năm 2008; năm 2010 tăng 260,82 tỷ đồng tương ứng 25,84% so với năm 2008.

Bảng 2.4: Diễn biến các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chuẩn năm gốc

2009/2008 2010/2008

Lượng % Lượng %

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 1.056.881,07 1.196.394,44 1.315.221,79 139.513,37 13,20 258.340,73 24,44 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0,00 0,00 72,59 0,00 #DIV/0! 72,59 #DIV/0!

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w