Phân tích khả năng hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 44)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.2.3. Phân tích khả năng hoạt động.

Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho.

(Theo báo cáo tài chính CTCP Thương mại Xi măng năm 2008, 2009, 2010)

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp khá cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Năm 2009 tuy lượng hàng tồn kho giảm mạnh so với năm 2008 nhưng vòng quay hàng tồn kho chỉ tăng nhẹ do hàng tồn kho bình quân năm 2009 tăng 11,6% so với năm 2008 trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 13,92%. Năm 2010 vòng quay hàng tồn kho tăng mạnh, số ngày tồn kho chỉ còn bằng 3,52 ngày, nguyên nhân chính là do hàng tồn kho bình quân năm 2010 giảm 26,56% so với năm 2009 (giá vốn hàng bán năm 2010 chỉ tăng có 10,55% so với năm 2009). Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt, vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột doanh nghiệp có thể không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, do đó doanh nghiệp có thể bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Vòng quay hàng tồn kho bình quân ngành năm 2010 bằng 11,64; của DXV trong 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 19,74 lần, 33,34 lần, 31,15 lần (theo công ty chứng khoán MHB). Như vậy, vòng quay hàng tồn kho của TMX là khá cao so với ngành và DXV. Công ty cần xem xét lại vấn đề quản lý hàng tồn kho để xây dựng lượng dự trữ hàng tồn kho hợp lý hơn.

Vòng quay tài sản cố định.

Theo bảng 2.10 một đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định tạo ra lần lượt 119,17; 147,39 và 196,54 đồng doanh thu. Như vậy vòng quay tài sản cố định của TMX có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ số này tăng mạnh vào năm 2010 hơn 33,3% so với năm 2009. Trong khi chỉ số trung bình của ngành chỉ bằng 9,96 (theo công ty chứng khoán MHB), thấp hơn rất nhiều so với TMX. Vòng quay tài sản cố định của TMX rất cao điều này là do TMX sử dụng tài sản cố định có giá trị khấu hao lũy kế lớn, làm giá trị còn lại của TSCĐ thấp. Điều này là khá hợp lý với một công ty thương mại lâu năm như TMX.

Bảng 2.10: Tỷ số khả năng hoạt động hoạt động

Năm 2008 2009 2010

Hàng tồn kho (triệu đ) 23.859,24 9.834,02 14.911,36 HTK bình quân(triệu đ) 15094,43 16846,63 12372,69 Giá vốn hàng bán (triệu đ) 1.005.576,9 1.145.511,71 1.266.395,95 Vòng quay hàng tồn kho (lần) 66,62 67,997 102,35 Số ngày tồn kho (ngày) 5,4 5,29 3,52

Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 2010

1. Doanh thu thuần 1000.000đ 1.056.881,07 1.196.394,44 1.315.149,20 2. Giá vốn hàng bán 1000.000đ 1.005.576,90 1.145.511,71 1.266.395,95 3. Vốn chủ sở hữu bình quân 1000.000đ 64.113,61 68.483,95 72.887,72 4. Tài sản cố định bình quân 1000.000đ 9.407,63 8.492,96 7.404,35 5. Vốn lưu động (VLĐ) 1000.000đ 166.528,82 144.004,57 176.597,43 191.918,57 6. VLĐ bình quân 1000.000đ 155.266,70 160.301,00 184.258,00 7. Tổng tài sản 1000.000đ 179.670,11 155.794,29 185.181,64 198.610,09 8. Tổng tài sản bình quân 1000.000đ 167.732,20 170.487,97 191.895,86 9. Khoản phải thu

bình quân 1000.000đ 60.729,57 48.826,51 45.766,52 10. Khoản phải trả bình quân 1000.000đ 101.423,85 100.308,01 117.021,17 11. Vòng quay tài sản cố định = (1):(4) Vòng 112,34 140,87 177,62 12. Vòng quay vốn lưu động = (1):(6) Vòng 6,81 7,46 7,14 13. Vòng quay tổng tài sản = (1):(8) Vòng 6,30 7,02 6,85 14. Vòng quay vốn chủ sở hữu = (1):(3) Vòng 16,48 17,47 18,04 15. Vòng quay khoản phải thu = (1):(9) Vòng 17,40 24,50 28,74 16. Kì thu tiền bình quân = 360/(15) Ngày 20,69 14,69 12,53 17. Kì trả tiền bình quân = 360*(10)/(2) Ngày 36,31 31,52 33,27

(Theo báo cáo tài chính CTCP Thương mại Xi măng năm 2008, 2009, 2010)

Vòng quay vốn lưu động.

Vòng quay vốn lưu động của TMX trong 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 6,81; 7,46; 7,14; Như vậy vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm, tuy năm 2010 số vòng quay giảm 4,37% so với năm 2009 nhưng vẫn cao hơn 4,85% so với năm 2008. Điều này là do năm 2009 vốn lưu động bình quân

tăng 3,24% so với năm 2008, trong khi doanh thu tăng 13,2% so với năm 2008 đã làm vòng quay vốn lưu động năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 là do vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu luân chuyển nhanh hơn thể hiện qua tỷ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu.

Năm 2010 vốn lưu động bình quân tăng 14,95% so với năm 2009 nhưng doanh thu thuần chỉ tăng có 9,93% so với năm 2009, vì vậy đã làm vòng quay vốn lưu động năm 2010 giảm so với năm 2009. Như vậy trong năm này việc sử dụng vốn lưu động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện qua việc khoản trả trước cho người bán tăng mạnh (năm 2010 tăng 11,7% so với năm 2008) trong khi dự phòng khoản phải thu khó đòi tăng tương ứng (năm 2010 tăng 119,8% so với năm 2008).

Vòng quay tổng tài sản

Từ tỷ số vòng quay tổng tài sản ta được bình quân mỗi đồng tài sản tạo ra lần lượt 6,3; 7,02; 6,85 đồng doanh thu trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Nhìn chung tỷ số này của TMX có xu hướng tăng. Năm 2010 vòng quay tổng tài sản giảm so với năm 2009 là do tổng tài sản bình quân tăng mạnh hơn so với năm doanh thu thuần. Nguyên nhân chính là do vòng quay tài sản lưu động năm 2010 đã giảm so với năm 2009.

Theo số liệu của công ty chứng khoán MHB: vòng quay tổng tài sản 3 năm 2008, 2009, 2010 của DXV lần lượt là 2,41; 1,7; 1,09; của ngành vật liệu xây dựng năm 2010 là 1,31. Như vậy so với ngành và DXV thì TMX có vòng quay tổng tài sản cao hơn nhiều cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của TMX là rất cao. Tuy nhiên, số liệu của ngành và DXV chỉ mang tính tham chiếu vì trong ngành vật liệu xây dựng mà MHB chia nhóm hầu hết các công ty đều là công ty sản xuất vật liệu xây dựng nên phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…..), nên tổng tài sản có giá trị cao. DXV mang đặc thù kinh doanh giống với TMX có nhiệm vụ phân phối xi măng cho các công ty xi măng trong tổng công ty xi măng Việt Nam tại khu vực miền Trung. Tuy nhiên DXV vẫn có nhà máy sản xuất gạch và bao bì xi măng, trong khi đó hiện nay TMX chỉ đơn thuần là kinh doanh vật liệu xây dựng.

Vòng quay vốn chủ sở hữu

Vòng quay vốn chủ sở hữu của TMX trong 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 16,48; 17,47; 18,04 vòng tức mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 16,48; 17,47; 18,04 đồng doanh thu. Như vậy vòng quay vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của TMX ngày

càng tốt. Điều này là do doanh thu thuần của công ty liên tục tăng trong 3 năm với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân. Theo phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu (hệ số tự tài trợ) trong nguồn vốn của TMX có xu hướng giảm, nhưng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lại tăng cho thấy việc sử dụng nợ có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn.

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng, năm 2008, 2009, 2010 có giá trị lần lượt là 17,4; 24,5; 28,75. Điều này kéo theo kì thu tiền bình quân có xu hướng giảm mạnh (kì thu tiền bình quân năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 20,69; 14,69, 12,53 vòng). Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân của công ty có xu hướng giảm; năm 2009 giảm 19,6% so với năm 2008, năm 2010 giảm 6,27% so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần liên tục tăng. Cho thấy số ngày thu tiền của công ty giảm, tốc độ thu tiền của doanh nghiệp cao, công ty quản lý khoản phải thu khá tốt.

Kì trả tiền bình quân

Kì trả tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2008, 2009, 2010 có giá trị lần lượt là 36,31; 31,52; 33,27 ngày; năm 2010 số ngày trả tiền bình quân tăng so với năm 2009. Năm 2009 số ngày trả tiền bình quân giảm mạnh so với năm 2008 là do khoản phải trả bình quân giảm 1,1% trong khi giá vốn hàng bán tăng 13,92%. Năm 2008 công ty phải trả lãi mua hàng trả chậm là 2,23 tỷ đồng, làm lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm khá mạnh, do đó năm 2009 công ty đã đẩy nhanh tốc độ trả tiền cho nhà cung cấp. Tuy nhiên số ngày thu tiền bình quân nhỏ hơn từ 15 đến 20 ngày so với số ngày trả tiền bình quân. Cho thấy công ty quản lý khoản phải thu phải trả khá tốt. Số tiền chiếm dụng được công ty có thể dùng đầu tư tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp.

Vòng quay phải trả của trung bình ngành năm 2010 là 3,18 tương đương kì trả tiền bình quân là 113,21 ngày. Như vậy, so với trung bình ngành kì trả tiền bình quân của công ty vẫn ở mức thấp, rủi ro về tính thanh khoản của công ty không đáng ngại. Như vậy, hầu hết các tỷ số hoạt động đều rất khả quan chỉ có vòng quay vốn lưu động năm 2010 không tốt đã ảnh hưởng đến vòng quay tổng tài sản.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w