Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm toán đối với hoạt động tín dụng tại NHCTVN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN (Trang 47)

XIII. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN

2.Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm toán đối với hoạt động tín dụng tại NHCTVN

tín dụng tại NHCTVN

2.1. Cơ cấu lại mô hình tổ chức

2.1.1. Cơ cấu lại hệ thống kiểm soát nội bộ

(i) Cơ cấu lại mô hình kiểm soát nội bộ chung

Mô hình kiểm soát nội bộ phổ biến ở các công ty nói chung hay ngân hàng nói riêng trên thế giới được phân chia rõ ràng thành hai mảng chính: Kiểm soát quản trị nằm ngay trong quy trình nghiệp vụ và kiểm toán nội bộ trực thuộc ủy ban kiểm toán – bộ phận chuyên trách của Đại hội đồng cổ đông, trực tiếp chịu sự quản lý và thực hiện chế độ báo cáo đối với Hội đồng quản trị – bộ phận đại diện cho các cổ đông. Theo đó, Ngân hàng TMCP Công thương VN có thể có thể tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ thành hai mảng tách biệt là kiểm toán nội bộ và kiểm soát điều hành theo mụ hỡnh như sau:

* Mảng kiểm toán nội bộ: do Phòng Kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm

- Kiểm toán tài chính: xác nhận và bày tỏ ý kiến về sự chính xác, hợp lý và đáng tin cậy của các số liệu và thông tin

- Kiểm toán tuân thủ: xác nhận và bày tỏ ý kiến về sự tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước, chính sách và các quy định nội bộ của Ngân hàng. - Kiểm toán hoạt động: xác nhận và bày tỏ ý kiến về mức độ hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Uỷ ban kiểm toán nên được tổ chức thành các bộ phận chuyên trách. Uỷ ban kiểm toán phải trực thuộc Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị trả lương và không chịu bất cứ áp lực nào từ phía Tổng giám đốc. Uỷ ban kiểm toán thực hiện kiểm toán tài chính định kỳ vào cuối quý hoặc cuối năm. Các cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động có thể xen lẫn với kiểm toỏn tài chính hoặc tổ chức riêng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tùy theo yêu cầu.

* Mảng kiểm soát quản trị điều hành: gồm hai hoạt động

- Kiểm soát điều hành ngay trong quá trình tiến hành nghiệp vụ tín dụng: Được

thực hiện dựa trên nền tảng là các quy định trong cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ như: việc phân công, phân nhiệm, mức ủy quyền phán quyết… VD việc giao hạn mức tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh phải có sự bàn bạc của Hội đồng tín dụng cơ sở. Hai mức này nằm trong mức thẩm quyền phán quyết cho vay của Chi nhánh. Sự phê duyệt tín dụng của Hội đồng tín dụng cơ sở (trực thuộc chi nhánh) áp dụng trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh. Khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết cho vay của Chi nhánh phải được chuyển lên Hội sở chính và có sự xem xét chấp thuận của Tổng Giám đốc. Đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền phán quyết của Tổng giám đốc, khoản vay sẽ được Hội đồng tín dụng cấp cao thuộc Hội sở chính xem xét.

Là sự sắp sếp cơ cấu tổ chức của các phòng ban như: sự giám sát của các phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh và các phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Trụ sở chính sẽ được thực hiện thường xuyên thông qua chế độ báo cáo.

- Soát xét đột xuất: Đối với các hoạt động tín dụng tại chi nhánh do hai bộ phận

thực hiện:

Giám đốc chi nhánh có thể tổ chức một cuộc soát xét với thành viên là nhân sự thuộc Hội đồng tín dụng cơ sở và một hay một số phòng như phòng quản lý rủi ro,

phòng khách hàng, phòng quản lý nợ tại chi nhánh để phục vụ cho mục tiêu quản trị nếu thấy cần thiết.

Tổng giám đốc có thể tổ chức soát xét tín dụng với một chi nhánh với nhân sự là thành viên các phòng khách hàng, phòng Quản lý rủi ro tín dụng, phòng chế độ tín dụng nếu thấy cần thiết.

Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo sự độc lập, khách quan của từng bộ phận kiểm soát nội bộ trong phạm vi hoạt động của nó, giảm thiểu chi phí cho toàn hệ thống kiểm soát nội bộ, tránh được sự chồng chéo và trựng lặp trong công tác kiểm tra. Mô hình này cũng phân định rõ ràng hơn về chức năng kiểm tra, kiểm soát quản trị và kiểm toán nội bộ.

Với mô hình này, toàn bộ Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ hiện tại từ Trụ sở chính đến các chi nhánh trong toàn hệ thống NHCTVN sẽ được giải thể và cơ cấu tổ chức lại bộ phận kiểm toán nội bộ.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức lại bộ phận kiểm toán nội bộ

Hiện nay mô hình tổ chức của bộ phận kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngõn hàng Công thương đã và đang hình thành song song hai hệ thống là:

- Phòng kiểm toán nội bộ được tổ chức thành một hệ thống dọc từ Trụ sở chính xuống đến các khu vực trực thuộc Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị. Gồm 01 Phòng 49

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN (Trang 47)