Cơ cấu tổ chức lại các phòng nghiệp vụ tạo sự kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận tham gia quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN (Trang 51)

XIII. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN

Kiểmsoát của các phòng ban Trụ sở chính

2.1.3. Cơ cấu tổ chức lại các phòng nghiệp vụ tạo sự kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận tham gia quy trình tín dụng

phận tham gia quy trình tín dụng

Để phù hợp với các thông lệ quốc tế, chức năng Quản lý rủi ro tín dụng phải được tách khỏi chức năng khởi tạo tín dụng. Hơn nữa, công tác đánh giá rủi ro dụng phải do những người không liên quan đến phê duyệt tín dụng thực hiện và quản trị rủi ro phải được tiến hành độc lập. Do đó cần có sự phân tách trách nhiệm từ cấp cao đến các cấp tác nghiệp để tránh những xung đột tiềm tàng có thể xảy ra, tuân thủ đúng nguyên tắc chuẩn mực trong thực hiện các hoạt động kiểm soát: phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, uỷ quyền và phê chuẩn. Để tạo sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận tham gia quy trình tín dụng, các nhiệm vụ phải được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận như sau:

- Bộ phận quan hệ khách hàng có chức năng bán hàng; với nhiệm vụ xác định

nhóm khách hàng mục tiêu, lập và thực hiện kế hoạch khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị khách hàng, thu thập thông tin, hồ sơ về khách hàng, xác định giới hạn tín dụng

đối với từng khách hàng, thẩm định ban đầu, soạn thảo hợp đồng tín dụng và trực tiếp thực hiện cung ứng các sản phẩm tín dụng tới khách hàng

- Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có chức năng quản lý rủi ro với nhiệm vụ xây

dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng, danh mục đầu tư, trực tiếp tham gia quy trình thẩm định, đánh giá rủi ro của khoản tín dụng, xác định mức độ rủi ro để có đề xuất quyết định tín dụng, giám sát quá trình thực hiện phê duyệt tín dụng, phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro.

- Bộ phận quản lý nợ với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu rút vốn của khách

hàng do bộ phận quan hệ khách hàng chuyển sang để xử lý về mặt tác nghiệp. Kiểm tra sự đầy đủ phù hợp của các yếu tố trên hồ sơ, thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống, thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng, lưu trữ chứng từ giải ngân, khế ước nhận nợ, thực hiện theo dõi lập thông báo các khoản nợ đến hạn và thu nợ …

Việc phân tách chức năng và nhiệm vụ đảm bảo được các nguyên tắc quản lý rủi ro cơ bản của một ngân hàng hiện đại theo thông lệ, hiệu quả hoạt động tín dụng sẽ được nâng cao nhờ các rủi ro đó được nhận diện, đo lường và hạn chế. Việc tạo sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận tham gia quy trình tín dụng có thể ngăn ngừa rủi ro do mọi công việc đều có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận, có sự tách rời giữa tiếp xúc với khách hàng và quyết định cho vay, đảm bảo không có bộ phận nào đảm nhiệm hai nhiệm vụ có sự xung đột về lợi ích.

Khối hoạt động tín dụng tại NHCTVN hiện nay là chưa phù hợp: Hiện nay, tại Trụ sở chính gồm các phòng: P. Chế độ tín dụng & đầu tư, P. Khách hàng Doanh nghiệp lớn, P. Khách hàng Doanh nghiệp vừa & nhỏ, P. Khách hàng Cá nhân, P. Quản lý rủi ro tín dụng & đầu tư, P. Quản lý nợ có vấn đề; Phòng Quản lý rủi ro thị trường & Tác nghiệp. Việc tổ chức như hiện tại có ưu điểm là tăng tính chuyên nghiệp, chuyên sâu theo từng đối tượng khách hàng. Nhưng có nhược điểm là việc quản lý giám sát và chỉ đạo điều hành tín dụng thiếu tính tập trung thống nhất, hơn nữa để phân biệt về doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu thức số lượng lao động, tiêu thức vốn chủ sở hữu cũng còn nhiều tranh luận và những quy định về các tiếu thức đó cũng hay thay đổi theo thời gian do đó việc xác định các tiêu thức để đưa khách hàng vào loại doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ thực tế còn nhiều lẫn lộn. Nhiều khi chi nhánh gặp những vướng mắc cần sự chỉ đạo của TSC thì không biết xin ý kiến chỉ đạo của những phòng nào và nhiều khi để giải quyết một vấn đề chi nhánh phải trình qua nhiều phòng của TSC gây phiền hà, mất nhiều thời gian và đôi khi mất cơ hội kinh

doanh của khách hàng. Vì vậy, để chỉ đạo điều hành một cách tập trung, thống nhất, xuyên suốt hoạt động tín dụng thì cần

- Sát nhập 3 phòng khách hàng thành một phòng (hoặc ban) khách hàng trong đó phân chia thành các tổ (hoặc phòng) chuyên sâu theo từng nhóm khách hàng và phải có tổ tổng hợp làm đầu mối trong việc hoạch định chiến lược khách hàng, lên kế hoạch, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, quản lý danh mục đầu tư thông qua việc lập, tổng hợp, phân tích các báo cáo. Tổ tổng hợp là đầu mối để tiếp nhận giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền cấp cơ sở và các vướng mắc của các chi nhánh gửi lên TSC.

- Phòng Quản lý nợ có vấn đề sát nhập với Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư để thành bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư.

Giải pháp này sẽ tinh giảm bớt số lượng các phòng đầu mối tại TSC vừa chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát hoạt động tín dụng tập trung thống nhất mà vẫn đảm bảo tính chuyên sâu theo nhóm khách hàng, tính chuyên môn hóa của từng bộ phận, giảm thiểu thủ tục, hồ sơ nhờ đó rút ngắn được thời gian, tiết kiệm được chi phí, tạo thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành, giám sát hoạt động tín dụng.

Trên cơ sở phân chia các bộ phận theo chức năng rõ ràng như trên đã thiết lập nên hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro một cách chặt chẽ, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện ở mọi cấp và trong từng chuỗi hoạt động nghiệp vụ trong từng bộ phận: Bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro và bộ phận quản lý tín dụng

- Bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với khách hàng và đối với chi nhánh. Các tiêu chí được xây dựng dựa vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng của ngân hàng, qua đó phản ảnh cả rủi ro bắt nguồn từ phía khách hàng vay và từ phía ngân hàng đối với từng loại cho vay nhất định

- Bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm trong việc đánh giá đối với khách hàng vay thông qua việc tìm kiếm, thu thập thông tin, thẩm định và kiểm tra đối với khách hàng trong quá trình cho vay và kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, đánh giá lại khả năng trả nợ và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w