Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện (Trang 60)

: Sổ cái, Sổ chi tiết

3.1.Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán

b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.1.Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán

thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện

3.1.1 Ưu điểm

Qua thời gian thực tập tại VACO, với việc tìm hiểu nghiên cứu quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do VACO thực hiện tại hai đơn vị khách hàng là công ty A và công ty B, em đã thấy rằng quá trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán nói riêng từ khâu lập kế hoạch đến phát hành Báo cáo kiểm toán đã được thực hiện một cách đầy đủ, tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành hoặc được chấp nhận rộng rãi, phát huy được sự sáng tạo và sự linh hoạt trong việc vận dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị khách hàng, từ đó đưa ra được kết luận kiểm toán chính xác cũng như đưa ra được những ý kiến tư vấn nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán tại đơn vị khách hàng. Dưới đây, em xin đưa ra những ưu điểm

Giai đoạn tiếp cận và lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Tiếp cận với khách hàng là bước thực hiện đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC của VACO. Việc thực hiện tốt ngay từ công tác tiếp cận với khách hàng sẽ đảm bảo cho việc lập kế hoạch kiểm toán của VACO đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Do đó, VACO thường cử các lãnh đạo cao cấp

của mình tham gia vào giai đoạn này như trưởng phòng, phó phòng, KTV cao cấp. Thực tế cho thấy công tác tiếp cận với khách hàng được VACO tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các yêu cầu phù hợp do đó việc ký kết hợp đồng được diễn ra một cách nhanh chóng. Thủ tục ký kết hợp đồng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định hiện hành của pháp luật về Hợp đồng kinh tế và phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán

Công việc lập kế hoạch kiểm toán cũng đã được VACO tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả. Trong bước này, KTV đã rất chú trọng thu thập, tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách hàng thông qua việc quan sát, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng. Với các thông tin thu thập được, có thể khẳng định rằng VACO luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về thu thập thông tin cơ sở khi tiến hành kiểm toán.

Ưu điểm lớn nhất trong giai đoạn này đó là việc xây dựng được một mô hình đánh giá mức độ trọng yếu khá đầy đủ và hợp lý. Đây là một thủ tục quan trọng đảm bảo định hướng đúng đắn cho KTV trong quá trình kiểm toán.

Kết thúc giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán hoặc các KTV cao cấp sẽ xác định những khoản mục trọng yếu trên BCTC và phân chia nhiệm vụ, thời gian cho các KTV và trợ lý kiểm toán thực hiện kiểm toán các khoản mục này. Việc phân chia công việc hợp lý, khoa học và phù hợp với trình độ của từng thành viên trong nhóm kiểm toán đã đóng góp một phần quan trọng vào tính hiệu quả cũng như chất lượng công việc kiểm toán của VACO.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Việc lập kế hoạch kiểm toán đầy đủ về thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán và các chương trình kiểm toán được xây dựng sẵn đã giúp cho công việc thực hiện kiểm toán tại VACO được tiến hành tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Mặt khác, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV đã kết hợp sử dụng các thủ tục phân tích bên cạnh các thủ tục kiểm tra chi tiết. Và thực tế kiểm toán tại đơn vị khách hàng là công ty A đã cho thấy, việc kết hợp trên đã mang lại hiệu quả cao trong công việc của KTV.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Chất lượng cuộc kiểm toán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và là một vấn đề đang được bàn tán sôi động, nhất là khi hiện nay thị trường kiểm toán độc lập đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế như AASC, KPMG, PwC, A&C...

đoạn kết thúc kiểm toán này, VACO luôn thực hiện việc soát xét lại toàn bộ công việc kiểm toán của các giai đoạn trước đó. Việc soát xét này trước hết được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và sau đó là Ban Giám đốc Công ty trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Công việc này đã giúp cho Công ty có thể phát hiện ra được các điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.

Tuy nhiên, xét trên góc độ công việc thì chất lượng cuộc kiểm toán lại gắn liền với chất lượng của từng công việc kiểm toán cụ thể, từng giai đoạn kiểm toán cụ thể và từng phần hành kiểm toán cụ thể. Do đó, để đánh giá chất lượng của một cuộc kiểm toán thì trước hết cần phải đánh giá chất lượng của từng bước công việc kiểm toán trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng của từng phần hành kiểm toán.

Thực tế công tác kiểm toán tại VACO cho thấy, Công ty đã xây dựng được cơ chế kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán như yêu cầu Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Công việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán của VACO thực sự có hiệu quả cao vì có một chương trình kiểm toán khoa học và chi tiết. Trong đó, ở mỗi cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán giám sát công việc của từng KTV trong nhóm, phân công công việc phù hợp với trình độ của từng người, đồng thời soát xét kết quả làm việc của họ sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán. Sau mỗi quá trình soát xét người thực hiện soát xét ký tên vào mỗi trang của giấy tờ làm việc được soát xét để làm cơ sở cho việc soát xét toàn bộ quá trình cuộc kiểm toán sau này.

3.1.2 Tồn tại

Quy trình kiểm toán được áp dụng theo nguyên mẫu của Deloitte Toàn cầu nên trong một số trường hợp không thật phù hợp với thực tiễn kiểm toán tại Việt Nam. Chẳng hạn như:

Các gói kiểm toán (Audit Pack) đi kèm cùng phần mềm AS/2 với vai trò là nền tảng định hướng cho KTV thực hiện kiểm toán cũng không được thiết kế đặc thù cho môi trường kiểm toán của VN.

Các chương trình kiểm toán chuẩn trong các tập tin MAP chỉ có thể được tùy biến qua việc KTV lựa chọn thủ tục từ cơ sở dữ liệu sẵn có mà chưa cho phép KTV thực hiện các chỉnh sửa. Một số thủ tục trong MAPs không có tính khả thi khi triển khai ở môi trường kiểm toán Việt Nam.

Việc tìm hiểu chu trình nghiệp vụ của khách hàng vẫn đang sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật mà hầu như không dùng đến dạng lưu đồ

triển khai để thể hiện thông tin về khách hàng, trong khi đó để có thể sử dụng lưu đồ thì KTV phải có khả năng khái quát cao. Tuy nhiên, qua quá trình xây dựng lưu đồ KTV sẽ đồng thời có được một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các chu trình kinh tế đang diễn ra cũng như những mối liên hệ giữa chúng. Đây là những ưu điểm mà hai dạng thức còn lại không có được. Mặt khác, nếu chỉ đơn thuần miêu tả lại các chu trình bằng lời và bảng câu hỏi sẽ dẫn tới sự thụ động của KTV (KTV chỉ đóng vai trò như một “thư ký” thu thập thông tin và điền lại vào các bảng biểu).

Xét trong ví dụ của hai khách hàng A và B, chu trình mua hàng và thanh toán diễn ra tương đối phức tạp. Nhằm đảm bảo được độ chi tiết trong hiểu biết về chu trình và hệ thống KSNB tương ứng, KTV đã phải miêu tả khá dài trong các GTLV của mình nhưng chưa thực sự nêu bật được mối liên hệ giữa các bộ phận phòng ban với nhau cũng như sự luân chuyển của các chứng từ cần thiết.

Thủ tục phân tích tài chính KTV sử dụng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở phân tích ngang (ví dụ như phân tích biến động hàng mua, biến động khoản phải trả qua các năm) mà không chú trọng tới việc phân tích dọc (như phân tích các tỉ suất về hiệu quả hoạt động, tỉ suất về tính thanh khoản...).

Mặt khác, quy trình thực hiện thủ tục phân tích vẫn chưa được xây dựng thống nhất, hầu như dựa vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của KTV. Chẳng hạn, khi kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại khách hàng A, Kiểm toán viên đã sử dụng kết hợp phân tích ngang (xem xét biến động của khoản phải trả nhà cung cấp giữa 2 năm 2009 và 2010) và phân tích dọc (tính toán vòng quay Hàng tồn kho và vòng quay Khoản phải trả) nhưng tại khách hàng B hoàn toàn không có bất cứ thủ tục phân tích chi tiết nào. Điều này không thực sự hợp lý khi mà vai trò của chu trình mua hàng và thanh toán đối với hoạt động của khách hàng B trên một số khía cạnh còn quan trọng hơn tại A (minh chứng là tại A, KTV không thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mua trong khi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán tại B)

Khi thực hiện tính toán và đưa ra ngưỡng sai phạm trọng yếu Threshold, VACO giữ nguyên giá trị này cho tất cả các phần hành và khoản mục (bằng 5% PM).

Giá trị Threshold là giống nhau dù được áp dụng cho kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng hay kiểm tra số dư khoản phải trả. Bản chất và quy mô của mỗi khoản mục là rất khác nhau vì vậy nếu chỉ dùng một giá trị đồng nhất của ngưỡng sai phạm sẽ không phù hợp. Ngoài việc chất lượng kiểm toán có thể không đảm bảo thì việc phân bổ thời gian công sức kiểm toán cũng bị ảnh hưởng (khi mà những khoản mục trọng yếu và không trọng yếu đều có ngưỡng sai phạm như nhau thì KTV sẽ có xu hướng dàn đều công việc

thay vì phải tăng cường tập trung vào phần hành trọng yếu hơn).

Trắc nghiệm kiểm soát chưa được chú ý thực hiện đúng mực.

Qua minh họa thực tiễn kiểm toán tại hai khách hàng A và B có thể thấy rằng công ty chủ yếu chỉ thực hiện trắc nghiệm kiểm soát ở mức cơ bản. Qua tìm hiểu một số cuộc kiểm toán của VACO, một thực tế dễ nhận thấy là đa số các khách hàng thông thường đều được kiểm toán dựa chủ yếu vào kiểm tra chi tiết mà không dựa vào KSNB ( Control Assurance đều được gán = 0.0).

Nhưng như đã trình bày ở trên phương pháp kiểm toán của VACO là dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro của khách thể kiểm toán, trong đó trắc nghiệm kiểm soát là một công cụ rất hữu hiệu để KTV ước lượng mức độ rủi ro. Như vậy, nếu trắc nghiệm kiểm soát không được thực hiện tốt thì việc đánh giá rủi ro cũng không thể đạt hiệu quả cao như mong đợi.

Phần mềm kiểm toán AS/2 vẫn chủ yếu dùng đơn vị hạch toán là đồng USD.

Phần mềm này được xây dựng và phát triển tại Trụ sở của Hãng tại Hoa Kỳ và áp dụng trong phạm vi toàn cầu nên đơn vị tiền tệ ưu tiên là USD. Tuy nhiên, tại Việt Nam giá trị đồng VNĐ là quy chuẩn của mọi báo cáo tài chính. Vì vậy, khi KTV tiến hành quy đổi từ giá trị VNĐ ra USD để sử dụng trong một số chức năng tự động của AS/2 có thể sẽ vấp phải khó khăn trong việc lựa chọn tỷ giá phù hợp.

Một ví dụ cụ thể, khi KTV quy đổi Doanh thu từ VNĐ ra USD để phần mềm AS/2 tính toán giá trị trọng yếu PM thì KTV thường hay chọn tỷ giá cuối năm tài chính đang kiểm toán. Tuy nhiên, doanh thu là kết quả của một thời kỳ và trong thời gian đó tỷ giá là hết sức biến động. Nếu giả sử doanh thu là do đóng góp của những tháng đầu năm với tỷ giá thấp thì việc lấy tỷ giá cao cuối năm để quy đổi sẽ là không hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện (Trang 60)