PHÂN CÁCH TRÁCH NHIỆM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện (Trang 27)

TGĐ ký duyệt séc

Trưởng phòng kiểm tra yêu cầu thanh toán

Ms. Trang – kế toán có trách nhiệm nhận chứng từ và ghi chép lại Ms. Phương – Thủ quỹ tiến hành thanh toán

Thực hiện các bước phân tích tổng quát

Tại bước này, KTV thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm có “bức tranh” tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích tại bước này chủ yếu nhằm đánh giá tổng quát mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó định hướng cho KTV xác định và khoanh vùng những phần hành và khoản mục có rủi ro tiềm ẩn cao. Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV của Deloitte VN thường sử dụng việc phân tích ngang theo thời gian, so sánh biến động của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh giữa năm hiện hành và năm tài chính trước.

Xác định mức độ trọng yếu

Căn cứ vào những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng cũng như tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV phân tích và đánh giá mức độ trọng yếu cho khoản mục Nợ phải trả người bán.

Tuy nhiên, việc xác định mức độ trọng yếu là một vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng, hệ thống AS/2 đã cung cấp một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất áp dụng cho toàn Công ty trong kiểm toán BCTC. Những căn cứ để xác định mức độ trọng yếu cho từng loại hình doanh nghiệp là:

● Đối với các công ty cổ phần tham gia thị trường chứng khoán, KTV thường lấy thu nhập sau thuế làm chỉ tiêu để xác định mức độ trọng yếu. KTV sẽ ước tính thu nhập sau

thuế vào ngày lập BCTC, mức độ trọng yếu sẽ được xác định bằng 5% - 10% thu nhập sau thuế.

Thu nhập sau thuế có thể giảm xuống mức danh nghĩa hoặc thậm chí lỗ. Trong trường hợp này, các yếu tố liên quan đến người sử dụng như: công nợ phải trả, vốn góp cổ phần,... sẽ được sử dụng thay thế để làm cơ sở cho việc xác định mức độ trọng yếu.

● Đối với công ty không tham gia thị trường chứng khoán, việc áp dụng mức độ trọng yếu được xác định theo một trong các trường hợp sau:

- 2% tổng TSLĐ hoặc vốn chủ sở hữu.

- 10% thu nhập sau thuế với giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục. - 0,5% - 3% độ lớn của doanh thu, theo bảng tỷ lệ qui định

● Đối với các công ty là chi nhánh của Công ty xuyên quốc gia mà Hãng cũng được bổ nhiệm làm KTV, mức độ trọng yếu thường được xác định dựa trên cơ sở doanh thu ở mức cao hơn hai bậc so với doanh nghiệp không tham gia thị trường chứng khoán ngang bậc. Tuy nhiên mức độ trọng yếu này luôn phải nhỏ hơn mức độ trọng yếu được xác định cho công ty mẹ.

Xác định giá trị trọng yếu chi tiết (MP - Monetary Precision)

Khách hàng A

Khách hàng A là một khách hàng thông thường vì vậy quá trình tính toán PM, MP, Threshold sẽ tương đối đơn giản. Khác với những trường hợp thông thường, với khách hàng B, KTV không lựa chọn lợi nhuận trước thuế làm cơ sở xác định độ trọng yếu. Thay vào đó, KTV quyết định lựa chọn Doanh thu sẽ là cơ sở để xác định PM do A là công ty con phụ thuộc một Tổng công ty và Tổng công ty mẹ thường dựa vào chỉ tiêu doanh thu để đánh giá hoạt động của đơn vị thành viên. Do phần mềm AS/2 sử dụng đơn vị tiền tệ chung là USD nên KTV cần quy đổi giá trị tiền tệ từ đồng VNĐ sang đồng USD. Tỷ giá hạch toán dùng để quy đổi từ giá trị VNĐ sang USD được chọn bằng 20.000 VNĐ/USD.

Chỉ tiêu cơ sở Doanh thu

Giá trị của chỉ tiêu (1) (USD) 31.981.062

(VNĐ) 511.696.994.710 Giá trị tính toán của mức độ trọng yếu kế hoạch (2) (USD) 473.380

(VNĐ) 7.574.080.000 Giá trị trọng yếu kế hoạch được lựa chọn (Giá trị này không

phải được tính toán cơ học mà còn cần phán đoán nghề nghiệp) (3)

(USD) 473.380

(VNĐ) 7.574.080.000

Giá trị của sai lệch không có khả năng chỉnh sửa (Đây là tổng giá trị của sai lệch biết trước, bao gồm những khoản mục ngoại suy mà KTV ước lượng từ tổng những sai phạm trong cuộc kiểm toán) (4)

(USD) 94.676 (VNĐ) 1.514.816.000

Giá trị tính toán của MP (5)=(3) – (4) (USD) 378.704 (VNĐ) 6.059.264.000

Khách hàng B

Tương tự với A, chỉ tiêu cơ sở dùng để tính toán mức độ trọng yếu của B là Doanh thu. Đó là do B và Công ty mẹ tại Nhật quan tâm đến chỉ tiêu Doanh thu hơn là chỉ tiêu về Lợi nhuận trước thuế ( B ở Việt Nam đóng vai trò là một trung tâm trách nhiệm, cụ thể ở đây là một trung tâm thu nhập hơn là một trung tâm lợi nhuận). Thành tích hoạt động của B sẽ được Công ty mẹ đánh giá thông qua chỉ tiêu này.

Nội dung

Chỉ tiêu cơ sở

Giá trị của chỉ tiêu (1)

(USD) 27.170.275 (VNĐ) 458.416.659.760

Giá trị tính toán của mức độ trọng yếu kế hoạch (2)

(USD) 417.805

(VNĐ) 7.093.075.485 Giá trị trọng yếu kế hoạch được lựa chọn (Giá trị này không

phải được tính toán cơ học mà còn cần phán đoán nghề nghiệp) (3)

(USD) 417.805

(VNĐ) 7.093.075.485 Giá trị của sai lệch không có khả năng chỉnh sửa (Đây là

tổng giá trị của sai lệch biết trước, bao gồm những khoản mục ngoại suy mà KTV ước lượng từ tổng những sai phạm) (4)

(USD) 79.967 (VNĐ) 1.349.202.576

Giá trị tính toán của MP (5)=(3) – (4)

(USD) 337.838 (VNĐ) 5.700.000.000

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện (Trang 27)