Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết a Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mua hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện (Trang 34)

a. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mua hàng Tại khách hàng A

Như đã trình bày ở trên, KTV khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho chu trình mua hàng và thanh toán tại A đã nhận thấy việc kiểm tra chi tiết riêng cho nghiệp vụ mua hàng là không cần thiết. Đa phần nghiệp vụ mua hàng đều nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng của công ty và giá trị của các hàng hóa mua về phần lớn được kết chuyển hết sang giá vốn và chi phí sản xuất dở dang. Vì vậy, nghiệp vụ mua hàng sẽ được kiểm tra chi tiết theo từng công trình khi KTV kiểm tra khoản mục giá vốn và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Cũng theo chương trình kiểm toán tại A, tuy việc kiểm tra riêng các nghiệp vụ mua hàng trong năm không được thực hiện nhưng để đảm bảo tính thận trọng, KTV vẫn tiến hành kiểm tra việc chia cắt niên độ của các nghiệp vụ mua hàng trong năm. Đối với nghiệp vụ mua hàng, KTV chú ý tới khả năng sai phạm về cắt kỳ muộn (late cut-off) nên KTV sẽ chọn mẫu từ những nghiệp vụ được ghi nhận vào thời điểm cuối tháng 12/2010. Cụ thể, những nghiệp vụ có giá trị hàng mua lớn hơn mức Threshold (5% PM, bằng 377.354.000 VNĐ) sẽ được chọn ra từ sổ cái hàng tồn kho. Sau đó, KTV tiến hành thu thập và đối chiếu ngày tháng ghi sổ tới ngày tháng trên Hóa đơn và ngày tháng trên Biên bản giao nhận để đảm bảo việc ghi nhận của kế toán khách hàng A là đúng kỳ.

Kết thúc thủ tục kiểm tra, tất cả các nghiệp vụ trong mẫu đều được kế toán ghi nhận đúng kỳ và chính xác. KTV kết luận nghiệp vụ mua hàng tại A không có sai phạm trọng yếu nào.

WP [5450]

Bảng số 2.2: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Mục tiêu: Kiểm tra chia cắt niên độ mua hàng

Thực hiện: Chọn mẫu từ NKC tháng 12 năm 2009 Kiểm tra tới chứng từ

Đánh giá kết quả

Nguồn: Sổ cái hàng tồn kho

# No Ngày Nội dung Số tiền Ngày BB

giao nhận Hóa đơn OK?

1 TG 31/12/10 Nhập kho TP gia công 3,606,862,607 Quyết toán SP gia công quí 4 

2 TT43 17/12/10 Mua thép CTLHà (61101) 1,302,183,160 17-12-10 61101 ngày 17/12 

3 TT39 18/12/10 Mua thép, xi măng CTTA22

(14141,15156,14427,42,35)

2,023,397,483 10-12-10 15156 ngày 11/12/09 

4

TT45 20/12/10 Mua thép CTPLại (61106,07,05,02) 3,080,098,940 20-12-10 61105-6-7ngày 30/12 

10 TT59 31/12/09 Mua xi măng, thép TA22

(1341,14443,14444)

748,075,037 31-12-09 1341 ngayf31/12/09 

Tại khách hàng B

Đặc thù của Công ty khách hàng là nghiệp vụ mua hàng trong năm diễn ra với tần suất cao, đồng thời giá trị mỗi đơn hàng lớn do hàng mua về chủ yếu là hàng nhập khẩu từ Công ty mẹ tại Nhật Bản. Do đó, KTV tiến hành đầy đủ thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mua hàng trong năm cũng như kiểm tra việc chia cắt niên độ trong ghi chép nghiệp vụ mua hàng.

Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mua hàng, do trong năm tại đợt kiểm toán giữa niên độ (interim audit), KTV đã thực hiện chọn mẫu và kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong 8 tháng đầu năm 2010 nên KTV tại cuộc kiểm toán cuối năm sẽ chỉ kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong 4 tháng cuối năm. Giá trị các nghiệp vụ mua hàng của khách hàng phân bổ không đồng đều và một số đơn hàng có giá trị rất lớn nên KTV quyết định chọn mẫu kết hợp phân tầng và CMA. Từ tổng thể là tổng giá trị của các nghiệp vụ mua hàng trong 4 tháng (bằng 213.716.071.675 VNĐ), những nghiệp vụ có giá trị lớn hơn bước nhảy J sẽ được tách riêng thành một “tầng”, những nghiệp vụ thuộc “tầng” còn lại được chọn bằng CMA.

Từ những mẫu được lựa chọn, KTV kiểm tra đến các chứng từ liên quan, bao gồm hóa đơn, vận đơn, báo cáo nhận hàng... Ngoài ra, một số nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu với giá trị đơn hàng ghi nhận bằng đồng ngoại tệ USD nên KTV đồng thời kiểm tra đến tỷ giá để xem xét tính hợp lý trong việc quy đổi ngoại tệ của khách hàng.

Đối với thủ tục kiểm tra chia cắt niên độ của nghiệp vụ mua hàng tại B, sau khi xem xét bản chất của quy trình hạch toán KTV quyết định sẽ chọn mẫu nghiệp vụ trong vòng 15 ngày trước khi khóa sổ. Trên thực tế, phạm vi chọn mẫu trong thủ tục kiểm tra chia cắt niên độ thực tế là rất khác nhau và tùy thuộc nhiều vào đặc điểm của công tác tổ chức kế toán tại khách thể cũng như phán xét nghề nghiệp của KTV. Chẳng hạn, nếu bộ phận kế toán của khách thể thường xuyên cập nhật và ghi chép chứng từ thì KTV thường chọn mẫu trong khoảng thời gian 10 ngày xung quanh thời điểm khóa sổ. Ngược lại, nếu khách hàng định kỳ hàng tháng tổng hợp chứng từ rồi mới ghi sổ thì phạm vi chọn mẫu có thể mở rộng ra 30 ngày. Và tương tự như B, KTV sẽ đối chiếu tới ngày tháng ghi trên vận đơn, báo cáo nhận hàng của các nghiệp vụ để xác định thời điểm ghi nhận hợp lý.

Sau khi thực hiện kiểm tra chi tiết và kiểm tra chia cắt niên độ của nghiệp vụ mua hàng, KTV không nhận thấy có sai phạm trọng yếu nào.

Công việc:

Từ Sổ cái hàng tồn kho, kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng diễn ra trong 4 tháng cuối năm

Kiểm tra tới yêu cầu mua, báo cáo nhận hàng, hóa đơn...

MP 5,700,000,000R (Intermediate) 2 R (Intermediate) 2 J 2,850,000,000 Top stratum 106,987,986,460 P 213,716,071,67 5 Remaining POP 106,728,085,215

# Ngày Số Nội dung Số tiền Đ.vị Nguyên tệ Chú thích Phần tử > J

106,987,986,46 0

Kiểm toán giữa niên độ

1 31-01-10 NK01005

Dec 126 no 05 Non alloy

aluminum ingot 3,208,320,934 USD 199,200 {b}

2 29-02-10 NK0204

Dec 481 no 20 Non alloy

aluminum ingot 3,320,964,599 USD 206,412 {b}

Kiểm toán cuối năm

1 30-09/2010 NK9003

Dec 1584 no 181 Non alloy

aluminum in ingot 3,692,542,659 USD 223,858 {a}

aluminum in ingot

Phần tử <J Kiểm toán giữa niên

độ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w